Giới thiệu về đậu sị
-
Tên gọi
Đậu sị được chế biến từ hạt đậu đen sau khi đã lên men và phơi khô. Có tên gọi khác là đỏ đậu sị, đạm đậu sị.
-
Mô tả
Đậu sị là dạng đã phơi khô từ hạt của cây đậu đen. Đậu sị có màu đen, vỏ ngoài nhăn lại do phơi khô, có mùi lên men đặc trưng, có vị đắng.
Cây đậu đen để bào chế đậu sị là dạng cây thân thảo, lá mọc so le gồm ba lá chét, có kèm theo lá nhỏ. Lá ở giữa to hơn lá hai bên. Hoa màu tím nhạt. Quả dài từ 5-15cm, mọc thẳng đứng, chứa từ 8-10 hạt xếp dọc bên trong. Khi già quả sẽ khô lại có màu nâu. Hạt đậu đen có vỏ ngoài màu đen, bên trong nhân màu xanh, có mùi hơi ngái.
-
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng để làm đậu sị chính là phần hạt của cây đậu đen sau khi được phơi khô rồi ủ lên men với các dược liệu và phơi khô tiếp lần nữa.
-
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây đậu đen được trồng rất nhiều ở khắp các vùng đồng bằng, miền núi của nước ta với mục đích chính là làm ngũ cốc và chế biến thành các thực phẩm hàng ngày. Đây là giống cây trồng phổ biến ở Châu Phi và Châu Á.
Mùa thu hái đậu đen thường vào mùa hè. Sau khi quả già sẽ có màu nâu. Thu hái quả mang về phơi khô tự nhiên hoặc sấy khô sau đó tách lớp vỏ bên ngoài để lấy hạt bên trong.
Có nhiều cách chế biến hạt đậu đen thành đậu sị như sau:
Đậu đen rửa sạch, vẩy nước cho ẩm sau đó đựng vào các vật dụng thoáng khi như thúng hoặc nong nia. Phủ kín lá dâu tằm lên trên cho đến khi đậu lên mốc vàng đều rồi lại mang ra phơi khô, sau đó lại vẩy nước và phủ lá dâu tằm cho lên mốc lại lần nữa. Lặp lại quy trình này đến khi nào chất lượng đậu sị như mong muốn.
Ngoài ra còn có phương pháp ngâm đậu đen qua một đêm cho nở ra sau đó đồ chín đậu đen, rải đều ra mặt phẳng thoáng khí cho ráo nước rồi lấy lá chuối phủ kín. Sau 2-3 ngày kiểm tra mốc vàng đều thì mang phơi khô.
-
Bào chế
Đậu sị được bào chế dưới dạng tán thành bột mịn nhỏ. Hoặc có thể xao hoặc đốt cháy thành than chữa một số bệnh ngoài da. Có một cách bào chế đậu phụ là nấu nhừ lên dùng làm thuốc.
-
Thành phần hóa học
Đậu sị có chứa các thành phần như protit, lipit, gluxit. Các chất màu loại antoxianozit và một số loại men khác.
Công dụng của đậu sị
Đậu sị được dùng trong các trường hợp bị ho, cảm ,mạo, hen suyễn, thương hàn.
Trẻ em và người lớn bị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, mụn đầu đinh.
Một số bài thuốc liên quan
-
Chữa hen suyễn
Đậu sị 40g, khô phàn 12g, thạch tín 4g tán thành bột mịn rồi nặn thành viên bằng hạt đậu xanh. Trước khi đi ngủ uống từ 7-9 viên. Do vị thuốc này có thạch tín nên tuyệt đối không được dùng quá liều để tránh bị ngộ độc hoặc gặp phải tác dụng phụ không tốt.
Khi bị sốt, ho, đau họng nhưng không ra mồ hôi áp dụng bài thuốc sau: đậu sị 20g, bạc hà 6g, chi tử 12g, thông bạch 5 múi, cát cánh 6g, cam thảo 3g. Sác cùng một lít nước đến khi cạn còn 500ml nước. Chia làm ba lần uống trong ngày.
-
Chữa cảm mạo, thương hàn, sốt rét
Đậu sị 20-24g tán thành bột hoặc sắc nước uống mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.
-
Chữa mụn nhọt, di ứng, mẩn ngứa
Với trẻ em bị di ứng mẩn ngứa dùng đậu sị xao vàng cho cháy khét, sau đó tán mịn thành dạng bột. Trộn cùng dầu lạc hoặc đầu vừng rồi bôi lên vùng bị bệnh.
Bị mụn nhọt đầu đinh dùng đậu sị nấu cho nát nhừ sau đó đắp vào chỗ sưng đau.
-
Chữa đi tiểu ra máu
Đậu sị 40-50g, địa cốt bì 20g, lộ thông thông 40g, sắc nước uống hàng ngày đến khi bệnh dứt điểm.
-
Chữa chứng bứt rứt, khó ngủ sau khi sốt dậy
Đậu sị, chi tử mỗi loại 12g, gừng tươi ba lát sắc cùng với nước uống đến khi thuyên giảm và khỏi hẳn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: