Những triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ:
Đi tiểu nhiều
Thận là một mắt xích quan trọng của hệ tiết niệu. Vậy nên khi thận gặp vấn đề thì những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên đó là các bất thường về việc đi tiểu. Ở giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, bệnh nhân có thể đi tiểu rất nhiều, mặc dù không uống quá nhiều nước, đặc biệt là vào ban đêm.
Nước tiểu đục
Nước tiểu của bệnh nhân bị bệnh sỏi thận thường có chứa nhiều chất độc hại hơn bình thường. Vậy nên nước tiểu thường sẫm màu và có mùi hôi khó ngửi. Đặc biệt là khi bệnh nhân bị mắc chứng đạm niệu thì triệu chứng nước tiểu có màu đục càng rõ rệt.
Đau bụng
Những cơn đau chính là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất của bệnh sỏi thận. Bởi khi viên sỏi chèn ép vào thận và các cơ quan nội tạng khác sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân. Ở nữ giới, các cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng – vùng có chứa thận. Khi bệnh tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng như thận ứ nước, nhiễm trùng thì những cơn đau quặn thận càng trở nên dữ dội.
Đau vùng háng
Khi sỏi lớn dần và di chuyển xuống dưới theo đường tiết niệu thì các cơn đau có thể lan dần xuống háng, bẹn.
Buồn nôn
Những cơn đau do sỏi thận gây ra có thể khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra, người bị bệnh sỏi thận thường mắc phải các vấn đề về tiêu hóa, chất độc bị tích tụ nhiều trong cơ thể sinh ra những trận nôn để đào thải bớt ra ngoài.
Tiểu ra máu
Khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, gây tổn thương và nhiễm trùng đường tiết niệu thì người bệnh có thể bị mắc chứng tiểu máu. Lúc này, nước tiểu sẽ có màu hồng hoặc đỏ do có lẫn các tế bào hồng cầu.
Sốt
Khi bệnh sỏi thận gây nên biến chứng nhiễm trùng thì người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn sốt do hoạt động của hệ miễn dịch.
Bí tiểu, tiểu khó
Khi sỏi di chuyển theo dòng nước tiểu, rơi xuống niệu đạo, làm tắc nghẽn đường đi của nước tiểu thì bệnh nhân sẽ bị mắc các chứng tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu hoặc thấy buốt khi đi tiểu.
Điều trị sỏi thận ở nữ giới
Không phải chị em nào bị bệnh sỏi thận cũng giống như nhau mà có những cấp độ khác nhau, nó có nghĩa là cách điều trị cũng khác nhau. Hầu hết các trường hợp sẽ được điều trị ở nhà mà không cần phải vào bệnh viện để làm phẫu thuật.
Cách chữa sỏi thận cũng sẽ phụ thuộc vào kích thước của viên sỏi. Những bệnh nhân có sỏi nhỏ hơn 5 mm thường sẽ được điều trị để sỏi tự thông qua cơ thể một cách tự nhiên, tùy theo cách thức điều trị của bác sĩ. Nếu không thể can thiệp được bằng cách để sỏi tự tiêu hoặc tự ra ngoài cơ thể thì mới nhất thiết phải dùng đến biện pháp làm phẫu thuật.
Hầu hết các viên sỏi sẽ tự đào thải ra ngoài với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, bạn cần một đơn thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước.
Nếu viên sỏi quá lớn không thể tự tiêu thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp của sóng siêu âm hay máy tán sỏi để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Nếu viên sỏi quá lớn không thể áp dụng hai biện pháp trên thì cần phải phẫu thuật.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: