Đan sâm là bộ phận rễ được phơi khô của một loại cây cùng tên dùng để làm thuốc Đông y. Đan sâm còn được gọi cách khác là Tử đan sâm, Huyết căn, Xích sâm có vị đắng, hơi lạnh, không độc. Dược liệu thuocnam.mws.vn này được dùng để trị bệnh phụ khoa, đau khớp, suy thận, viêm phế quản cấp và mãn tính, mụn nhọt, suy nhược thần kinh,…
1. Tên gọi – Chủng loại
- Tên gọi khác: Huyết căn, Huyết sâm, Xích sâm, Cửu thảo, Xôn đỏ, Viểu đan sâm, Tử đan sâm, Vử đan sâm
- Tên dược: Radix Salviae militiorrhizae
- Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
- Họ: Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả: Cây đan sâm là cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 30- 80 cm. Thân vuông, có màu nâu, trên thân có các gân dọc. Lá kép mọc đối, có 3 – 7 lá chét, mép lá chét có răng cưa, mặt trên lá chét màu xanh, có những lông tơ nhỏ. Hoa đan sâm mọc thành chùm ở đầu cành, hoa có màu tím nhạt hoặc trắng. Qủa nhỏ và dài. Rễ ngắn, thô, hình trụ dài, hơi cong queo, có khi hơi phân nhánh và có rễ con tua rua, phần vỏ màu đỏ nâu hoặc nâu đen, rễ già thường dễ bị bong lớp vỏ.
+ Phân bố: Cây đan sâm được trồng nhiều ở Nhật Bản và các tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, An Huy, Sơn Tây, Hà Bắc, Giang Tô. Loại cây này được di thực vào Việt Nam từ khá sớm và được trồng ở Tam Đảo là nhiều nhất.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Dùng phần rễ của cây đan sâm để làm thuốc.
+Thu hái: Đào lấy những phần rễ của những cây đã trưởng thành, thời điểm thích họp để thu hoạch là vào mùa đông hằng năm.
+ Chế biến:
Rửa sạch những phần rễ đã thu hoạch được bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn, vớt để ráo nước rồi đem ủ mềm, thái thành từng lớp dày, phơi dưới 2 – 3 ngày nắng hoặc sấy khô. Hoặc có thể đem rễ cây đan sâm thái phiến, thêm một ít rượu, để ngấm 1 giờ đồng hồ rồi đem đi sao vàng cho đến khô để dùng.
+ Bảo quản: Đan sâm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần đóng kín bao bì để sử dụng lâu dài.
4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong cây đan sâm chủ yếu là các chất hòa tan trong nước hòa tan trong mỡ và một số chất khác như:
- Dẫn xuất Ceton: Tasinon I, Tasinon II, Tasinon III
- Tinh thể vàng: Cryptotanshinon, Methyl-tanshinon, Isocryptotanshion
- Acid latic
- Phenol
- Vitamin E
5. Tính vị – Quy kinh
Đan sâm có vị đắng, hơi lạnh và không độc.
Đan sâm được quy vào kinh Tâm, Can và Tâm bào.
6. Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Tác dụng làm giãn động mạch vành, lưu thông máu, cải thiện chức năng tim, ngăn chặn nhồi máu cơ tim.
- Tác dụng chống đông máu cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
- Tác dụng hạ huyết áp.
- Tác dụng làm giảm Triglicerit trong gan và máu của thỏ bị xơ mỡ mạch.
- Tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư được thí nghiệm trên chuột.
+ Theo Y học cố truyền
Công dụng của Đan sâm trong Đông y khá nhiều, được ghi chép trong các loại sách, cụ thể như sau:
- Hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an tần, thanh nhiệt.
- Hoạt huyết, thông tâm bào lạc, trị sán thống (Bản thảo cương mục).
- Dưỡng huyết, khử tâm, phúc kết khí, yêu tích cường, cước tý, trừ phong tà lưu nhiệt, uống lâu có lợi (Danh y biệt lục).
- Chủ tâm phúc tà khí, trường minh, hàn nhiệt tích tụ, phá trưng trừ hà, chỉ phiền mạn, ích khí (Bản kinh).
- Dưỡng thần định chí, thông lợi quan mạch, trị lãnh nhiệt lao, đau nhức khớp, tay chân không cử động linh hoạt, khó cử động, phá ứ huyết, tống tử thai, bổ tân sinh huyết an thai, nhọt đọc, đơn đọc, đau đày mắt đỏ, ôn nhiệt sinh cuồng,… (Nhật hoa tử bản thảo)
- Tứ vật thang trị bệnh phụ nhân, trước và sau khi sinh, phá súc huyết, bổ tân huyết, an sinh thái, tống tử thai, điều kinh mạch, chỉ băng trung đới hạ,… (Phụ nhân minh lý luận viết).
- An thần thai, điều kinh trừ phiền, dưỡng thần định chí, phong tý, băng đới, mục xcish, sán thống, sưng đau, tác dụng khu ứ (Bản thảo cầu chân).
7. Liều lượng – Cách dùng
+ Liều lượng: Dùng 6 – 12 gram/ ngày.
+ Cách dùng:
Đan sâm được dùng chủ yếu ở dạng sắc, đem Đan sâm hoặc kết hợp với các vị thuốc khác sắc cùng với năm phần nước, sắc đặc còn hai phần nước để dùng. Tốt nhất nên dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội cần hâm nóng lại trước khi dùng. Ngoài ra, thuốc còn dụng ở dạng bột mịn, có thể hòa với ít mật để hoàn thành viên.
8. Những bài thuốc từ Đan sâm
Trong Đông y, đan sâm được dùng khá nhiều trong các bài thuốc, kết hợp đan sâm cùng với các vị thuốc khác để chữa một số bệnh lý như: điều hòa kinh nguyệt, trị các bệnh trước và sau khi sinh ở phụ nữ, mụn nhọt, sưng nề, đau khớp, nhức mỏi toàn thân do huyết ứ,… Chúng tôi sẽ chia sẻ cho người bệnh những bài thuốc chữa bệnh từ đan sâm, bạn đọc có thể tham khảo.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa các bệnh phụ khoa, giúp điều hòa kinh nguyệt:
- Đem 20 – 40 gram Đan sâm thái nhỏ rồi tán thảnh bột mịn. Mỗi lần dùng 3 – 4 gram dùng vớ rượu ấm hoặc nước mía đường, uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn.
- Dùng Đan sâm, Hồng hoa, Ích mẫu thảo và Đào nhân với liều lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước dùng.
- Dùng 15 gram Đan sâm, 12 gram Trạch lan cùng với 8 gram Hương phụ đem sắc lấy nước dung
- Dùng Đan sâm, Đương quy mỗi vị 15 gram cùng với 8 gram Tiểu hồi sắc lấy nước dùng.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa đau bụng ở phụ nữ:
- Dùng 40 gram Đan sâm cùng với Sa nhân và Đàn hương mỗi vị 6 gram, đem các vị thuốc trên sắc lấy nước dùng mỗi ngày cho khi hết đau bụng.
- Dùng 12 – 20 gram Đan sâm, 8 – 12 gram Xích thược cùng với Một dược, Sa nhân và Nhũ hương mỗi vị 6 – 10 gram. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa viêm khớp cấp tính có kèm tổn thương ở tim:
- Dùng Đan sâm, Kim ngân hoa mỗi vị 20 gram; Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm mỗi vị 16 gram; Liên kiều, Hoàng cầm, Hoàng bá, Đương quy, Long nhãn mỗi vị 12 gram; Táo nhân, Phục linh mỗi vị 8 gram cùng với Mộc hương và Viễn chí mỗi vị 6 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước cô đặc lại để dùng.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa viêm khớp cấp tính có kèm tổn thương ở tim:
- Dùng Đan sâm, Đảng sâm mỗi vị 16 gram; Sinh địa, Kim ngân mỗi vị 20 gram; Hạt vừng, Đại táo, Liên kiều, Chích cam thảo, Mạch môn, A giao mỗi vị 12 gram cùng với 6 gram Quế chi và 4 gram Gừng tươi. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng mỗi ngày một thang.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ không ngon:
- Dùng Đan sâm, Đại táo, Bạch thược, Mạch môn, Ngưu tất, Huyền sâm, Hạt muỗng sao mỗi vị 16 gram cùng với Dành dành và Toan táo nhân mỗi vị 8 gram. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước để dùng, mỗi ngày sử dụng một thang.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa suy thận mãn tính:
- Dùng Đan sâm chế thành dung dịch 3g/ 2ml, tiêm vào dung dịch 5% – 500 ml, mỗi ngày dùng một lần, thực hiện điều trị tỏng 14 ngày liên tục.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa sốt xuất huyết:
- Dùng dịch Đan sâm uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần dùng 2 ml.
- Dùng dịch Đan sâm tiêm vào tĩnh mạch 10 – 15 ml vào 10% dịch gluco 500 ml hoặc dịch natri clorua đẳng trương. Thực hiện tiêm tĩnh mạch mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa viêm gan cấp tính:
- Dùng dịch Đan sâm nhỏ giọt vào tĩnh mạch, thí nghiệm 104 ca viêm gan cấp, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 81,7% tổng số kết quả đạt 98%.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa viêm gan mãn tính:
- Dùng dịch Đan sâm 4 ml để tiêm vào bắp thịt.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa ho gà:
- Dùng dịch Đan sâm tiêm vào tĩnh mạch, mỗi lần dùng ống 2 ml, mỗi ngày sử dụng 1 – 2 lần.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực:
- Dùng Đan sâm sống tán mịn rồi hoàn thành viên, mỗi viên 30 gram. Sử dụng viên Đan sâm để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 2 viên.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa huyết khối ở não:
- Dùng dịch Đan sâm nhỏ giọt vào tĩnh mạch, đã thực hiện trên 46 ca và kết quả đạt được lên đến 93,5%.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa nhũn não:
- Dùng dịch Đan sâm 8 ml (tương ứng 12 gram thuốc sống) nhỏ giọt vào tĩnh mạch.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa ung thư:
- Dùng dịch Đan sâm nhỏ giọt vào tĩnh mạch trị 7 ca lymphosarcom.
Bài thuốc từ Đan sâm chữa xơ cứng bì:
- Dùng dịch Đan sâm nhỏ giọt vào tĩnh mạch trị 16 ca, kết quả đạt được 68,8% thời gian điều trị trung bình là 43,3 ngày.
9. Một số lưu ý
Bệnh nhân sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một vài chú ý sau:
- Không sử dụng Đan sâm để trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
- Đan sâm cực kỳ kỵ với Lê lô, vì vậy, người bệnh không kết hợp hai vị thuốc trên, để tránh gây hại đến sức khỏe.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: