Vài nét về cây cúc đồng tiền dại
Cây cúc đồng tiền dại có tên khoa học là Piloselloides hirsuta và là loại cây thân thảo, góc dày mập với các lá hình mũi mác hoặc trái xoan (2 mặt đều có lông nhưng mặt trên thì thưa, mặt dưới thì dày hơn).
Hoa cúc đồng tiền dại có dạng hình đầu, màu trắng pha tím hồng và có nhiều lông ở mặt ngoài. Quả của cây có màu nâu nhạt hoặc màu da cam.
Chú ý phân biệt: phiến lá cây cúc đồng tiền dại có mép nguyên, khác với phiến lá cây cúc đồng tiền có dạng xẻ thùy lông chim (1).
Công dụng làm thuốc của cây cúc đồng tiền dại
Toàn cây cúc đồng tiền dại đều có thể dùng làm thuốc nhưng có khi thì bỏ hoa, chỉ lấy cây hoặc rễ, sau đó rửa sạch, dùng nấu tươi hoặc phơi khô rồi nấu uống.
Theo thuocnam.mws.vn, cây thuốc này có vị đắng, tính mát và có các công dụng như:
Cách dùng: mỗi ngày lấy từ 15 – 30 g toàn cây cúc đồng tiền dại, nấu lấy nước uống.
Dùng ngoài da: Ngoài thuốc uống thì cúc đồng tiền dại còn được dùng ngoài da trong các trường hợp như: tụ máu bầm bên ngoài do té ngã, mụn nhọt và viêm mủ (bằng cách rửa sạch, giã nát cây tươi rồi đắp lên). Ngoài ra, cây còn được dùng điều trị viêm âm đạo do trùng roi gây ra (lấy nấu nước, để nguội rồi rửa) (1).
Thông tin thêm
Như đã nói ở đầu bài, cây cúc đồng tiền dại có nhiều công dụng làm thuốc hơn cây cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) nhưng điều này không có nghĩa là cây cúc đồng tiền không có giá trị làm thuốc.
Trên thực tế, cây cúc đồng tiền vẫn có giá trị y học của nó và được nhân dân thu lấy rễ làm dược liệu (giúp sáng mắt), ngoài ra còn thu toàn cây để làm chế phẩm trừ sâu (1).
Nhìn chung, trên thế giới, cây cúc đồng tiền cũng như cúc đồng tiền dại đều chưa được biết đến nhiều và cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Các ứng dụng y học của hai loài này đa phần còn thuộc phạm vi kinh nghiệm dân gian.
Vì vậy, trong tương lai, cần nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu thực chứng để bổ sung thêm tư liệu về cây thuốc cổ truyền này.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: