Củ ráy là gì? Công dụng của củ ráy chữa bệnh gì: bệnh gout, bệnh khớp, ho, cảm hàn… Cách sử dụng củ ráy tránh tác dụng phụ tác hại. Cách dùng củ ráy sắc nấu uống, ngâm rượu củ ráy, bảo quản. Giá củ ráy bao nhiêu tiền 1kg, mua củ ráy ở đâu. Cách nhận biết củ ráy, phân biệt củ ráy thật – giả hãy cùng thuocnam.mws.vn tham khảo bài viết dưới đây:
CỦ RÁY LÀ GÌ?
Củ ráy có tên khác là cây ráy dại, dã vu. Tên khoa học: Alocasia odora (Roxb) C, Koch, thuộc họ Ráy Araceae.
Trong Đông y, cây ráy được coi là vị thuốc quý, chữa rất nhiều bệnh mà không phải ai cũng biết tác dụng của nó. Ở Việt Nam có nguồn ráy dồi dào, không chỉ mọc tự nhiên hoang dại mà ngày nay người ta còn trồng ráy gai để nuôi trồng thủy sản. Vậy củ cây ráy quan trọng như thế nào trong chữa bệnh. Ta có thể tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin bổ ích về củ cây ráy.
CỦ RÁY CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Cây ráy là một cây thuốc nam quý. Cây ráy có đặc điểm:
Là một loại cây mềm cao 0.3 – 1.4m
Có thể dài tới 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng
Dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vảy màu nâu.
Lá to hình tim dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45cm, cuống mẫm dài 15 – 120cm.
Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ.
Phần dưới của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ.
CỦ RÁY MỌC PHÂN BỐ Ở ĐÂU?
Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Ráy thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm thấp, còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, Châu Úc. Người ta thường đào cả củ ở những cây 2 hay 3 năm trở lên. Đào về rửa sạch đất cát, căt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô hay dùng tươi. Khi chế biến thường bị ngứa tay cần chú ý.
Thân rễ ráy thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và nước gừng, rồi đồ cho mềm, thái mỏng, sao khô. Thân rễ ráy có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.
CÔNG DỤNG CỦA CỦ RÁY
CÔNG DỤNG CỦA CỦ RÁY TRONG ĐÔNG Y
Củ cây ráy chỉ mới thấy dùng làm thuốc trong phạm vi nhân dân. Tài liệu cổ coi củ cây ráy có vị nhạt, tính hàn, có đại độc (độc nhiều) ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng. Nhân dân thường dùng củ cây ráy để xát vào nơi bị lá han gây ngứa tấy, còn dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân.
Theo y học cổ truyền, củ cây ráy có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ đàm, bình suyễn. Tuy nhiên lâu nay mọi người cũng chỉ biết đến củ cây ráy trong điều trị các chứng bệnh viêm gan vàng da, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối và điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Tại Quảng Tây Trung Quốc nhân dân còn dùng chữa sốt rét, thũng độc, ngứa lở mà lông rụng hết (phong đại).
BÀI THUỐC TỪ CỦ RÁY CHỮA BỆNH GÌ?
Cao dán mụn nhọt: Một củ cây ráy tươi nặng chừng 80 – 100g, nghệ một củ chừng 60g. Củ cây ráy gọt sạch vỏ, giã nát nhừ cùng với nghệ, sau cho dầu vừng vào nấu nhừ, thêm dầu thông và sáp ong vào, khuấy cho tan, để nguội, phết lên giấy gián vào nơi mụn nhọt, nếu mới mọc thường tan, đã mọc rồi có tác dụng hút mủ.
Chữa thống phong (gout): Củ ráy sao vàng 50g, Chuối hột quả chín thái mỏng sao vàng 30g, sắc uống liên tục.
Mẩn ngứa mạn tính: Củ cây ráy gọt sạch vỏ, xắt mỏng nấu với muối đem xông hoặc rửa (không được pha nước lạnh hoặc củ cây ráy cao từ 1 m trở lên thái lát phơi khô tán bột. Mỗi khi cần, nấu với nước cho sôi 1 tiếng trở lên để có dạng hơi đặc, bôi lên chỗ ngứa rất công hiệu.
Nấm kẽ chân. Lá ráy 50g, Lá trầu không 8g, cho nước đủ ngập, đun sôi để nguội, ngâm chân.
Ong đốt: Cắt lát củ cây ráy đắp lên chỗ bị ong đốt.
Rắn cắn. Tuỳ theo độ tuổi dùng 10 – 20g củ cây ráy giã nát, nửa đắp lên chỗ bị cắn, nửa quấy nước cho uống. Nên uống đến khi thấy ngứa chứng tỏ nọc độc đã hết.
Sốt không ra mồ hôi. Củ cây ráy xắt mỏng, sao vàng hạ thổ, sắc kỹ cho uống nóng. Bên ngoài, dùng xoa xát khắp người.
Chữa ghẻ: Giã Củ ráy tươi xoa xát vào chỗ ghẻ.
CÁCH SỬ DỤNG CỦ RÁY HIỆU QUẢ
Tài liệu cổ coi củ ráy có vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng. Củ cây ráy được ứng dụng trong các bài thuốc sau:
CÁCH SỬ DỤNG CỦ RÃY CHỮA BỆNH GOUT
Trong nhân dân người ta dùng củ ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô (nếu dùng tươi phải ngâm lâu trong nước), sao vàng, lấy khoảng 50g. Quả chuối hột chín thái mỏng, sao vàng 30g. Cho cả hai thứ vào 1 bát nước sắc uống. Dùng như vậy liên tục hàng tháng, bệnh thống phong sẽ không tái phát.
CÁCH SỬ DỤNG CỦ RÁY CHỮA CẢM
Người sốt cao, lấy củ cây ráy tươi cắt đôi chà thử vào mu bàn tay, nếu không ngứa thì dùng nửa củ đó chà khắp xương sống và chà khắp lưng. Còn một nửa thái mỏng đun với nước thật sôi, uống lấy 1 bát. Làm khoảng 5 lần như vậy bệnh sẽ khỏi.
Củ ráy có thể dùng liều 6 – 16g/ngày. Dạng thuốc sắc hay bột. Nhưng chú ý phải bào chế kỹ và theo đúng quy trình để thuốc không gây ngứa trong quá trình sử dụng.
DÙNG CỦ RÁY NGÂM RƯỢU
Nhân dân ta còn lấy củ ráy tươi hoặc phơi khô rồi ngâm rượu theo tỷ lệ rượu 7 củ ráy 3 ngâm trong vòng 3 tháng là uống được, mỗi ngày nên uống một chén nhỏ để mạnh gân cốt cũng như tăng sự co giãn của khớp xương dễ vận động hơn sau những cơn đau đớn do gout gây ra.
CÁCH SỬ DỤNG CỦ RÁY ĐIỀU TRỊ MÁU NHIỄM MỠ
Ngoài ra có thể sắc uống kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị rối loạn lipid máu:
Củ ráy 20g,
Lá sen 20g,
Táo mèo 20g,
Vỏ quýt 10g,
Cam thảo 6g,
Phục linh 12g,
Ngũ vị tử 8g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
HÌNH ẢNH CÂY CỦ RÁY
Củ ráy là một vị thuốc mà dân gian thường hay được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trị thống phong, chàm và cảm hàn rất hữu hiệu. Đây cũng là một vị thuốc quý mà Đông y ngày nay cũng áp dụng để chữa các bệnh ngoài da rất phổ biến.
GIÁ CỦ RÁY BAO NHIÊU TIỀN 1KG?
Củ cây ráy được bán tại cửa hàng thuốc Đông y là 120.000đ/kg. Đây là sản phẩm củ ráy khô đã qua chế biến nên người dùng có thể an tâm sử dụng. Để đảm bảo chất lượng, bạn nên lựa chọn địa chỉ mua củ ráy uy tín với thuocnam.mws.vn.
Củ ráy có thể trồng trong vườn nhà để tiện lợi sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cách sơ chế củ ráy trước khi sử dụng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: