Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Củ cải trắng làm tan máu bầm giúp điều trị tiểu đường và lao phổi hay

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khoa họcRaphanus sativus L, thuộc họ Cải: Brassicaceae (3).
  • Bộ phận dùng: Củ, lá
  • Tính vị: Ngọt nhạt, tính mát.
  • Công dụng chính: Lợi tiểu, điều trị tiểu đục, tiểu đường, lao phổi, u phổi, táo bón.

Hồi còn nhỏ, cứ hễ tay chân mình bị va đập ở đâu đó rồi sưng lên, bầm tím là mẹ mình lại vào bếp lấy một miếng củ cải trắng (củ tươi), giã cho nát rồi lấy vải bó lại. Cứ như thế, máu bầm tan nhất nhanh và tay, chân cũng bớt sưng.

Thế nhưng, thời trẻ con thì cái trán mới là cái dễ “ăn bánh cam” nhất. Những lúc như thế, mẹ mình thái luôn một lát củ cải tươi (rất mỏng) rồi dán ngay cái chỗ bị sưng, y như người ta đắp mặt nạ vậy, mát lạnh. Một lúc sau, miếng cũ rớt mất, mẹ mình lại thái tiếp miếng mới đắp lên.

Với mình, củ cải trắng chỉ có công dụng ấy nhưng với cha mình thì nó có nhiều tác dụng lắm. Chẳng hạn, có giai đoạn hay bàn tay của ông cứ hay bị đổ mồ hôi và hễ ngâm nước lâu là da bị lột ra. Thế là ông lấy củ cải trắng xắt mỏng, phơi khô rồi xay thành bột mịn, sau đó rắc và thoa đều lên hai bàn tay. Thoa xong, ông rắc thêm một ít bột vào hai cái bao tay bằng vải và mang luôn cái bao tay ấy để bột không bị rơi mất.

Ngoài ra, cha mình còn kế thừa ông nội mình thói quen ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ. Ông hay nói với mình rằng: nếu muốn máu huyết lưu thông và giải độc máu thì xắt củ cải trắng ra thành từng khúc nhỏ, sau đó đem luộc lên và đợi nước ấm lại thì ngâm chân.

Như vậy đấy! Củ cải trắng không chỉ là món ăn thường ngày mà còn là vị thuốc có sẵn trong nhà bếp.

Củ cải trắng điều trị táo bón và miệng khô đắng

Đã bao giờ bạn thấy miệng mình tự nhiên bị khô  hoặc vừa khô vừa đắng chưa? Thậm chí, có khi vừa thức dậy, chưa ăn gì cả đã thấy đắng và nuốt nước bọt cũng đắng. Nếu có, bạn hãy thử cách này nhé: ăn củ cải trắng tươi xào với tỏi. Món ăn này không chỉ giúp lấy lại khẩu vị mà còn điều trị táo bón rất hiệu quả (bởi theo y học cổ truyền, công dụng của củ cải trắng là tập trung vào nhóm bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, trĩ…) (1).

Mặt khác, nếu bị đại tiện ra máu nhiều lần trong ngày, người bệnh có thể lấy củ cải trắng tẩm với mật rồi nướng ăn (khi ăn nên nhai thật kỹ) (2).

Củ cải trắng điều trị tiểu đục, tiểu đường

Điều trị tiểu đục: Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đục như lo nghĩ, buồn phiền thái quá hay tâm thận bị hư tổn… Trong trường hợp này, người bệnh có thể lấy một củ cải trắng móc rỗng ruột rồi để ngô thù du vào trong (sao cho vừa đầy ruột), sau đó buộc kín lại rồi đem đi hấp (dùng hơi nước để làm mềm dược liệu). Tiếp theo, móc bỏ hết ngô thù du, chỉ lấy củ cải trắng đem phơi (sấy) khô rồi tán bột, sau đó khuấy với hồ rồi vo thành viên.

Liều lượng: mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần khoảng 50 viên và uống với nước muối pha loãng (2).

Điều trị tiểu đường: Bên cạnh công dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa, củ cải trắng còn có tác dụng đối với một số bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường… Trong trường hợp bị tiểu đường, các bệnh nhân có thể nấu cháo củ cải ăn thường xuyên sẽ thấy hiệu quả.

Cách làm: lấy gạo và nếp (mỗi thứ 50 g) nấu với củ cải tươi (200 g), nấu thành cháo và ăn mỗi ngày 2 lần (nên ăn lúc còn nóng và ăn liên tục nhiều ngày) (1).

Cao củ cải trắng điều trị lao phổi

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền thì củ cải trắng là vị thuốc quy vào kinh phế. Vì vậy, nó đã được dùng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh về hô hấp, trong đó có bệnh lao phổi (kèm tức ngực).

Bước 1: Chuẩn bị củ cải tươi, trái lê tươi, ngó sen tươi, rễ tranh tươi (mỗi thứ 1 kg), củ sinh địa tươi (500 g), mạch môn tươi (500 g) và củ gừng tươi (100 g).

Bước 2: Lấy tất cả các vị trên rửa sạch, xắt nhỏ rồi nấu sôi trong 30 phút thì chắt lấy nước. Sau đó, tiếp tục nấu nước này cho thành cao rồi để thêm đường phèn, mật ong và a giao (mỗi thứ nửa kg), sau đó tiếp tục nấu cho thành cao đặc thì để vào chai, lọ để dùng dần.

Liều lượng: Mỗi lần uống thì lấy 2 muỗng canh cao củ cải pha với nước ấm để uống, mỗi ngày uống hai lần (1).

Ngoài ra, củ cải trắng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư phổi (khiến ho ra máu) bằng cách dùng sau: lấy 50 ml nước ép củ cải chưng với 15 g đường phèn (chưng cách thủy), mỗi ngày uống một lần và uống thường xuyên (1).

Thông tin thêm

Củ cải trắng là rễ củ của cây cải củ, có tên khoa học là Raphanus sativus L, thuộc họ Cải: Brassicaceae (3).

Củ cải trắng là loại rau củ phổ biến hàng ngày, được dùng trong nhiều món ăn như gỏi, canh, lẩu, xào, kho, hấp… và để làm bánh. Trong đó, bánh củ cải là món ăn nổi tiếng của cộng đồng người Hoa ở miền Tây.

Trong củ cải chứa nhiều vitamin và khoáng chất như Can xi, Sắt, Ma giê, Man gan, Phốt pho, Ka li, Natri, Kẽm, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, C… Mặc dù vậy, mức năng lượng trong củ cải lại rất thấp: chỉ 18 kcal/ 100 g (4).

Lưu ý

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ ăn quá nhiều củ cải trắng có thể gây huyết trắng.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: