Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Củ ấu nước và những công dụng quý mà ít người biết đến

Cao chè vằng nguyên chất

Bùi ngùi quả ấu, quả dừa

Xanh xanh quả mướp, quả dưa, quả bầu.”

(Ca dao)

Nói đến các thức quà gợi nhớ đồng quê thì không thể nào bỏ qua củ ấu nước. Những tháng ngày lặn lội ruộng đồng, mò cua bắt tép, xúc ấu hái rau thật khó mà quên được. Và không biết tự bao giờ, cây ấu đã bị xem là tầm thường, thấp hèn hay bởi tại thân phận bèo bọt giữa ruộng bùn mà người ta hay ví:

Có đâu sen, ấu một bồn

Có đâu chanh, khế sánh phần lựu lê

Thế nhưng, trên thực tế, củ ấu không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc quý.

Về củ ấu

Củ ấu là tên gọi chung của một số loại ấu thuộc dạng thủy sinh như lục bình nhưng sống thích hợp ở vùng nước cạn. Ấu có thân ngầm và những lá ngầm. Đối với những lá ấu ở trên mặt nước, hình dạng lá thường giống như đuôi cá, mép có răng cưa với cuống lá gần giống cuống lục bình nhưng nhỏ hơn (cuống thường nằm trong lòng nước). Khi quả ấu già (thường quen gọi là củ) sẽ rụng xuống, nằm trong bùn và được mò hoặc dùng rổ xúc rồi đem về rửa sạch, nấu ăn. Củ ấu non có màu hồng tím hoặc xanh, càng già càng chuyển sang màu nâu và đen, có hạt với hai lá mầm chứa đầy bột (thịt củ ấu). Một số loại ấu có thể kể đến là:

  • Ấu sừng trâu (Trapa bicornis) (1): củ có hình dạng như đầu trâu với hai sừng cong nhọn dần, nguếch ngược xuống và gai nhô ở đỉnh, còn được gọi là lăng giác (lăng: cây ấu, giác: sừng trâu), ô lăng (ấu đen), vỏ dày, rất cứng và khi già có màu rất đen, thịt nhiều bột và bùi. Đây là loại ấu được ưa chuộng.
  • Ấu Đài Loan (Trapa taiwanensis Nakai) (2): củ cũng giống như ấu sừng trâu nhưng vỏ mỏng hơn, mềm hơn, thịt nhiều và ngon ngọt (nhưng không nhiều bột bằng ấu sừng trâu). Sau ấu sừng trâu thì đây là loài khá được ưa chuộng và bắt đầu được trồng phổ biến hơn, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Ngoài ra, ở Việt Nam còn có ấu gai (có 2 sừng nhọn thẳng, nhọn dần nhưng không nguếch như ấu sừng trâu, gai nhọn ở đỉnh, thịt ngọt chát hơn các loại ấu khác, được trồng nhiều ở Thái Bình), ấu trụi (quả có 2 sừng tù, ôm tròn, không nhọn, thịt ăn bở hơn, trồng ở Hải Phòng), ấu dại (củ có 4 sừng khá thẳng, thon nhọn, dài đều nhau và 1 gai nhô ở đỉnh), ấu nước (4 sừng nhọn dần nhưng độ dài không đều nhau)…

Công dụng của củ ấu nước

Trong ẩm thực: Củ ấu nhiều bột và ngọt bùi nên người ta thường dùng để luộc ăn bên cạnh các cách khác như nấu canh, nấu chè, hầm, làm bánh (kết hợp cùng các nguyên liệu khác)…
Trong y học: Củ ấu có vị ngọt, có tác dụng bổ mát, kiện tì ích khí, giải nắng nóng và giải độc. Vỏ củ ấu được dùng điều trị loét dạ dày và loét cổ tử cung. Toàn cây ấu được dùng để giải độc rượu và làm sáng mắt (sắc 10 – 16g) (3).
Hải thượng y tông tâm lĩnh cũng có bài ca về công dụng của củ ấu như sau:

“Lăng Giác tục gọi là củ Ấu,

Ngọt bình, không độc, tính sung hậu

Bổ tạng, yên trung chữa nhiệt tà

Trúng nắng, thương hàn giải được ráo” (4).

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên chuột còn cho thấy chiết xuất từ thịt củ ấu Đài Loan có tác dụng chống o xy hóa và bảo vệ gan mạnh mẽ (5).

củ ấu nước củ ấu sừng trâu

Hình ảnh củ ấu nước

Một số bài thuốc từ củ ấu nước

  • Nóng rát ở ngực sau khi uống rượu: Dùng thịt củ ấu tươi, còn non (khoảng 100 – 150g), giã nát, vắt lấy nước rồi thêm nước sôi đã để nguội uống một lần (6).
  • Trĩ ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Dùng thịt củ ấu tươi, còn non (khoảng 250g), giã nát, vắt lấy nước rồi chia ra uống 2 lần trong ngày (6).
  • Ung thư dạ dày: Chuẩn bị muối, hành, dầu vừng vừa đủ và thịt củ ấu tươi (250g) với đậu phụ mềm (250g). Bóc vỏ ấu, bỏ lớp màng, chỉ lấy thịt ấu và cho vào chảo dầu vừng để rán cho chín. Đối với đậu phụ, cắt thành các miếng vuông vừa ăn. Sau đó, cho thịt ấu, đậu, muối, hành vào nồi rồi thêm nước, đun sôi trong 5 phút. Cuối cùng, đổ dầu vừng vào cháo rồi ăn. Vì củ ấu nước có chứa chất ngừa ung thư nên khi ăn với đậu phụ thì tác dụng sẽ mạnh hơn (6)

Lưu ý

  • Ấu tươi (có thể ăn sống) có tính mát nhưng lại khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều ấu đã nấu chín cũng có thể gây trướng bụng và người có tì vị hư hàn cũng không nên ăn.
  • Để tránh các ký sinh trùng gây hại bám trên củ, thân và lá ấu, cần rửa sạch trước khi sử dụng và nấu củ ấu chín thật kỹ trước khi ăn.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: