Cốt toái bổ là gì ? Công dụng của cốt toái bổ chữa bệnh gì: Bổ thận, mạnh gân cốt, giảm đau… Cách sử dụng tắc kè đá tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của tắc kè đá. Cách dùng cốt toái bổ sắc uống, ngâm rượu, bảo quản. Giá cốt toái bổ bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu? Hình ảnh cốt toái bổ, cách phân biệt thật giả.
CỐT TOÁI BỔ LÀ CÂY GÌ ?
Cốt toái bổ hay còn gọi là tắc kè đá, tổ phượng, tổ rồng, co tạng tó,… Cây thuộc họ Dương Xỉ, có tên khoa học là Drynaria fortunei J.sm. Bộ phận được dùng làm thuốc là thân và rễ phơi khô. Loại cây này thường xuất hiện ở các nước trong khu vực Châu Á như: Lào, Việt Nam và Trung Quốc.
CỐT TOÁI BỔ LÀ GÌ?
Cốt toái bổ (cây tắc kè đá) là loại cây thường mọc bám vào hốc đá, vách đá, ưa ẩm ướt. Thường được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9. Sau khi được thu hoạch, cốt toái bổ được đem đi rửa sạch, phơi khô cho dễ bảo quản. Cốt toái bổ được sử dụng để giúp tăng cường sự hấp thu canxi, phốt pho và cali trong xương. Giúp cho xương nhanh chóng liền lại. Ngoài ra người ta còn dùng tắc kè đá cho những bệnh nhân bị huyết áp cao, giúp làm giảm lipid trong máu và phòng ngừa loãng xương.
CÂY CỐT TOÁI BỔ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Cây cốt toái bổ là loại cây mọc hoang ở núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi nước ta. Cây sống lâu năm, có thân và rễ dẹp, mọng nước, phủ nhiều vảy màu vàng, rất dầy, bóng và mẫm.
Cây tắc kè đá có hai loại lá:
Loại thứ nhất là lá bất thụ, màu nâu và không có cuống. Lá hình quả trứng, dài từ 5 – 8cm, rộng từ 3 – 6cm. Phía cuống lá có gân nổi rõ, có thùy và có hình tim.
Loại thứ hai là lá hữu thụ, màu xanh nhẵn. Lá đơn xẻ thùy lông chim, dài từ 20 đến 40cm, cuống có thùy thuôn, có dìa, ở phía đầu bị tù, ổ tử nang nhiều, có mạng xếp thành một hàng ở mỗi bên của gân chính, không có áo tử nang và hình tròn.
Đến mùa thu hoạch, người ta đem cây tắc kè đá về rửa sạch đất cát, loại bỏ lá, đem phơi khô thân và rễ. Sau đó đốt nhẹ để cháy hết lớp lông bên ngoài là có thể dùng được.
CÂY CỐT TOÁI BỔ CÓ CÔNG DỤNG GÌ?
Theo Đông y, cây tắc kè đá có vị đắng, tính ôn và không độc. Có tác động vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy, đau xương, chảy máu, làm thuốc sát trùng, giảm đau và an thần. Theo y học hiện đại, Tắc kè đá giúp làm tăng cường sự hấp thu Canxi, Phospho. Giúp nhanh lành các vết thương ở xương. Có tác dụng rõ trong việc phòng ngừa lipid trong máu và phòng ngừa chứng xơ mỡ mạch.
TẮC KÈ ĐÁ CÓ CÔNG DỤNG GÌ: CHỮA CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP
Dân gian thường sử dụng cây tắc kè đá để hỗ trợ ngăn ngừa. Điều trị bệnh loãng xương, đau xương, đau lưng mỏi gối, khớp sưng đau. Điều trị ngã chấn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, thận hư và chảy máu chân răng.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY TẮC KÈ ĐÁ GIÚP GIẢM LIPID TRONG MÁU
Củ tắc kè đá có tác dụng rõ rệt trong việc phòng ngừa lipid huyết cao. Làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ động mạch.
TẮC KÈ ĐÁ CÓ TÁC DỤNG CHỮA BONG GÂN TỤ MÁU
Cây tắc kè đá có tác dụng chữa bong gân, chống tụ máu, giúp giảm đau. Thích hợp với những bệnh nhân bị sưng đau và bị chấn thương.
TẮC KÈ ĐÁ GIÚP BỔ THẬN, ĐIỀU TRỊ CHỨNG Ù TAI, TIÊU CHẢY DO THẬN HƯ
Ngoài những công dụng trên, người bệnh có thể sử dụng Tắc kè đá để giúp bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư. Thích hợp cho những bệnh nhên bị mắc chứng thận hư. Người bị suy yếu chức năng thận, có biểu hiện đau mỏi lưng, ù tai, khó nghe.
CÁCH SỬ SỬ DỤNG CÂY CỐT TOÁI BỔ
Cây tắc kè đá có thể sử dụng được chữa nhiều bệnh khác nhau. Trong đó, người ta thường kết hợp tắc kè đá. Với nhiều loại thảo dược khác nhau để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây tắc kè đá và cách ngâm rượu với cốt toái bổ. Bạn có thể tham khảo:
CÁCH SỬ DỤNG TẮC KÈ ĐÁ TRỊ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM HOẶC GÃY XƯƠNG KÍN
Bài thuốc gồm có tắc kè đá, lá trắc bá diệp tươi, lá sen tươi, quả bồ kết tươi mỗi loại 12g. Đem tất cả vị thuốc trên đi tán nhỏ, hãm với nước sôi uống, hoặc đắp ngoài. Mỗi ngày uống 2 lần, uống thường xuyên sẽ thu được hiệu quả bất ngờ.
CÁCH DÙNG TẮC KÈ ĐÁ GIÚP BỔ KHÍ HUYẾT, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG VỚI CỐT TOÁI BỔ
Bạn chuẩn bị đẳng sâm, hoài sơn, ba kích mỗi loại 16g, tắc kè đá, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ mỗi loại 12g và 10g thiên niên kiện. Đem tất cả những vị thuốc trên lên sắc với nước để uống hoặc bạn có thể đem nấu thành cao lỏng để uống sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
CÁCH SẮC NẤU TẮC KÈ ĐÁ CHỮA BỆNH PHONG THẤP
Bạn chuẩn bị 120g rễ gắm, 40g tắc kè đá, 100g vỏ chân chim, 80g rễ rung rúc, 60g bạch hoa xà, 60g rễ chiên chiến; 40g bạch đồng nữ, 40g xích đồng nam, 40g tiền hồ, 40g ô dược, 40g cỏ xước, 40g rễ bưởi bung. Đem tất cả những vị thuốc trên nấu thành cao đặc. Sau đó, bạn ngâm với 2 lít rượu trắng 40 độ trong vòng 3 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 30 ml sẽ giúp chữa phong thấp hiệu quả..
TẮC KÈ ĐÁ CHỮA BỆNH THẤP KHỚP MẠN TÍNH
Bạn chuẩn bị thạch cao, kê huyết đẳng, rễ tắc kè đá khô, đan sâm, sinh địa, rau má, hy thiêm, uy linh, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh mỗi vị 12g và thêm 1 chút cam thảo. Đem tất cả những vị thuốc trên sắc lấy nước để uống. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng ít nhất 2 tháng sẽ có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
CÁCH NGÂM RƯỢU VỚI CÂY TẮC KÈ ĐÁ
Có 2 cách ngâm rượu với cây tắc kè đá đó là cách ngâm với củ tươi và củ khô.
Cách ngâm tắc kè đá tươi
Rửa sạch củ tắc kè đá tươi, dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ. Rửa lại một lần nữa rồi để ráo. Bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên cả củ và cho vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg củ tắc kè đá với 4 lít rượu. Đậy kín lắp rồi ngâm trong thời gian trên 60 ngày là sử dụng được.
Cách ngâm tắc kè đá khô
Rửa sạch củ tắc kè đá tươi, dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ. Sau đó thái thành các lát mỏng có độ dày 2cm rồi đem đi phơi khô khoảng 5 – 6 nắng. Sau đó cho vào chảo đem sao qua rồi để nguội, cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 lạng tắc kè đá khô với 2 lít rượu. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng được. Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng mỗi ngày 1-2 chén nhỏ. Không nên quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
HÌNH ẢNH CÂY CỐT TOÁI BỔ
Cốt toái bổ ( Tắc kè đá ) là loại thực vật có thân rễ giống con tắc kè, mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt, thường bám vào vách đá, hốc đá, thân cây to trong rừng núi. Sống phụ sinh trên các cây gỗ hay trên đá. Thân rễ nhìn giống như củ gừng, mọc bò dài ra đất, mọng nước, có lông màu vàng nâu. Lá có hai loại; lá hứng mùn hình trái xoan, rộng 10cm, ôm lấy thân, thường khô và có màu nâu; lá thường có phiến màu xanh, dài 25-45m xẻ thùy sâu thành 3-7 cặp thùy lông chim, trục lá có cánh, cuống lá dài 10-20cm. Dưới đây là 1 vài hình ảnh về cây tắc kè đá bạn có thể tham khảo để phân biệt chúng trong tự nhiên:
GIÁ BÁN, NƠI BÁN CỐT TOÁI BỔ
Cây tắc kè thường gặp mọc trên triền đá các vùng rừng Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Trị, Ðồng Nai, Lâm Ðồng, An Giang. Hiện nay loại thảo dược này đã được bán phổ biến trên thị trường với 2 dạng củ khô và tươi. Vậy giá bán cây cốt toái bổ bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu để đảm bảo chất lượng là điều mà nhiều người thường thắc mắc.
GIÁ BÁN CỐT TOÁI BỔ TRÊN THỊ TRƯỜNG
1kg tắc kè đá khô giá giao động khoảng 150.000 – 200.000 đ/kg
Tắc kè đá tươi giá giao động khoảng 70.000 – 100.000 đ/kg
MUA CÂY CỐT TOÁI BỔ Ở ĐÂU?
Cây cốt thoái bổ được bán nhiều tại các cơ sở thuốc Đông y, các phòng khám Y học cổ truyền, các website về cây thuốc nam. Vì vậy để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Người dùng nên lựa chọn những địa chỉ bán hàng uy tín, có giấy phép kinh doanh để mua được sản phẩm tốt nhất.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: