Cây bạch đàn là một loại cây lấy gỗ được trồng rất nhiều ở nước ta từ Đồng Bằng đến trung du, miền núi. Tưởng chừng đây chỉ là một cây lấy gỗ đơn thuần, nhưng không phải bạch đàn còn là một vị thuốc rất quý được sử dụng nhiều trong các phương thuốc y học cổ truyền.
Tên khoa học
Cây bạch đàn có tên khoa học là: Aromadendron Andrews ex Steud. Thuộc họ đào kim nương.
Tên gọi khác là khuynh diệp. Theo thống kê của Wikipedia hiện nay có tới hơn 700 loài bạch đàn trên thế giới.
Cách thu hái và chế biến
Lá là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Dân gian thường dùng lá tươi hoặc Lá Khô. Lá bạch đàn về không cần phải chế biến gì thêm mà sử dụng được luôn.
Lưu ý: Lá bạch đàn chỉ dùng ngoài da.
Ngoài việc sử dụng trực tiếp Lá bạch đàn còn được dùng trong công nghiệp để chiết xuất tinh dầu (còn được gọi là tinh dầu Khuynh Diệp) một loại tinh dầu có giá trị cao, được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp Mỹ phẩm.
Thành phần hóa học
Trong Lá bạch đàn có một lượng lớn tinh dầu với mùi thơm rất dễ chịu. Tinh dầu này có tên gọi là tinh dầu Khuynh Diệp.
Tính vị
Theo y học cổ truyền Lá bạch đàn có vị đắng, tính hàn.
Công dụng điều trị bệnh của lá cây bạch đàn
Theo y học cổ truyền Lá bạch đàn có rất nhiều công dụng hay. Dưới đây là một trong những công dụng điển hình của vị thuốc này;
- Điều trị ho, thông đờm
- Điều trị đau nhức xương khớp
- Điều trị hôi nách
- Điều trị bệnh ghẻ, ngứa ngoài da
Cách dùng lá bạch đàn
Điều trị ho: dùng tinh dầu để bôi ngoài da, đặc biệt là ở ngực, cổ họng và hai bên thái dương. Nếu không có tinh dầu có thể dùng Lá bạch đàn kết hợp lá sả đun nước để xông hơi và tắm.
Điều trị đau nhức xương khớp: dùng tinh dầu Khuynh Diệp xoa bóp những vùng cơ khớp bị đau. Hoặc dùng Lá bạch đàn đun lấy nước để xông hơi.
Điều trị hôi nách: dùng Lá bạch đàn tươi giã nát, chà xát vào vùng nách sau khi tắm. Mỗi ngày là một lần làm liên tục cách trên trong thời gian khoảng một tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả tuyệt vời của vị thuốc này.
Điều trị ghẻ, ngứa ngoài da: lấy Lá bạch đàn đun nước mà tắm hàng ngày. Nước Lá bạch đàn có mùi tinh dầu và vị đắng (Con ghẻ rất kỵ mùi này khiến nó phải bỏ đi nơi khác trú ngụ).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: