Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Công dụng làm đẹp, giúp điều trị bệnh từ lá và quả ổi

Cao chè vằng nguyên chất

Hình như cây ổi, trái ổi đã trở thành một nét quen thuộc của“chân quê” mà đi đến đâu ai ai cũng đều nhớ về vùng quê dân dã ấy. Không chỉ bởi vậy mà cái vị chua chua ngọt ngọt ăn mắc ghiền, cây ổi còn là kỷ niệm tuổi thơ của biết bao thế hệ gắn liền với người mẹ già, với đàn em nhỏ. Ai đã từng có một vườn ổi quanh nhà chắc sẽ tìm thấy tâm hồn mình đâu đó trong những lời thơ:Thơ về cây ổi

Và không chỉ thế, mỗi thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta bao giờ cũng được gửi gắm những ý nghĩa riêng của nó. Như cây ổi, nó không chỉ là một loại cây ăn quả mà còn là cây thuốc với nhiều công dụng cả trong làm đẹp và y học.

Đặc điểm

Cây ổi (tên khoa học: Psidium guajava, họ Myrtaceae) (2) là cây ăn quả lâu năm, có thể cao đến 10 m. Thân cây ổi chắc, dẻo, phân nhiều cành và có lớp vỏ mỏng, khi già thì bong tróc từng mảnh (phần vỏ mới nhẵn bóng). Lá ổi hình trái xoan, mọc đối xứng, mặt trên sẫm hơn mặt dưới và bề mặt nhám với các gân lá ở mỗi bên mép gần như song song. Hoa ổi là hoa lưỡng tính, màu trắng, mọc thành chùm. Quả ổi thường to bằng nắm tay với các hình dạng thường thấy như tròn, thuôn hoặc hình trái lê. Tùy theo giống, cây ổi có thể cho quả nhiều hạt hoặc không hạt với thịt quả ổi màu trắng, hồng hoặc vàng…, thơm lừng hoặc ít thơm.

Cây ổi hầu như được trồng để lấy quả và lấy bóng mát (giăng võng giữa hai gốc ổi để ngủ nghỉ là tuyệt vời, nhất là vào mùa ổi chín!). Quả ổi được dùng như trái cây tráng miệng hoặc làm thành ổi muối, ổi chiên, ổi ngâm rượu, si rô ổi… Lá ổi chứa tinh dầu màu vàng xanh hoặc vàng đỏ và có mùi dễ chịu.Công dụng của lá ổi

Công dụng của quả ổi

Theo Đông y, quả ổi có vị chát, hơi chua, tính mát.

Quả ổi xanh: được dùng để điều trị tiêu chảy và giải độc do cây ba đậu hoặc các chất độc gây tiêu chảy bằng cách nhai quả ổi xanh rồi nuốt nước, bỏ phần bã (4).

Quả ổi chín: quả ổi chín mềm, vỏ ngoài chuyển sang màu vàng có tác dụng nhuận tràng (4).

Có thể nói, ổi là loại quả chống o xy hóa tuyệt vời bởi hàm lượng vitamin C rất cao,  ngoài ra còn có thể đến chất sắt, phot pho và các vitamin A, B1, B2, B3… Do đó, ăn ổi chín kết hợp dùng nước ép ổi để dưỡng da trắng khỏe và khỏi mụn, đồng thời làm sạch và săn chắc da là biện pháp tiện lợi, hữu hiệu và an toàn. Cách làm: lấy khoảng 1 múi ổi đã tách, ép lấy nước rồi thoa lên da, đợi đến khô thì rửa sạch với nước (khoảng 3 lần mỗi tuần).

Đặc biệt, ăn khoảng 150 g thịt quả ổi mỗi ngày (bỏ hạt) hoặc ép lấy nước uống còn giúp điều trị tiểu đường tuyp 2 (6).

Cách ngâm rượu ổi

Quả ổi, đặc biệt là giống ổi thóc ngâm rượu uống rất thơm ngon, các ngâm như sau :

  • 1kg ổi ương (Gần chín, không nên ngâm ổi đã chín mềm) vì ngâm vào rượu sẽ khiến ổi bị vỡ nát, làm giảm chất lượng rượu.
  • 3 lít rượu 40 độ
  • 1 bình ngâm bằng thủy tinh

Ổi cần được rửa sạch và để dáo nước, bỏ vào bình và đổ rượu ngập hết lượng ổi trong bình. Đậy nắt bình và ngâm trong thời gian từ 1 tháng trở lên là dùng được.

Rượu ổi màu vàng nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhẹ khiến cho rượu ổi có những mùi vị rất đặc biệt. Là một trong những loại đồ uống khai vị và đồ nhậu tuyệt vời, không hề thua kém, thậm chí có thể đánh giá sánh ngang các loại rượu ngoại. Mùa ổi đến rồi, hãy ngâm cho mình một bình rượu ổi để thưởng thức bạn nhé.

Cách ngâm rượu ổi

Quả ổi thóc ngâm rượu

Công dụng của lá ổi

Lá ổi và búp lá ổi non có vị chát, tính bình, chứa tinh dầu và nhiều tanin làm săn niêm mạc ruột và làm giảm nhu động ruột (5). Theo Y học cổ truyền, lá ổi thường được dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị đau bụng đi ngoài, kiết lị và chống co thắt: dùng khoảng 15 – 20 g lá ổi non và búp lá ổi non để sắc uống mỗi ngày (4).
  • Rôm sẩy, lở ngứa: lấy lá ổi nấu nước tắm (4).
  • Đau răng, sưng nướu: sắc lá ổi và lấy nước để súc miệng (4).
  • Thấp khớp: giã nát lá ổi rồi đắp lên (4).
  • Giời leo (bệnh Zona): rửa sạch khoảng 100 g búp lá ổi non rồi giã nát với 10 g phèn chua và một tí muối  (chừng 1 g), sau đó cho thêm ít nước rồi dùng nước đó bôi lên. Để hiệu quả hơn có thể kết hợp uống nước sắc từ vỏ rễ và vỏ thân cây ổi (phần vỏ bong rộp) (5).
  • Ho, sốt, viêm họng: lấy khoảng 24 – 40 g lá ổi non phơi khô rồi sắc uống (6).

    Lá ổi tươi Điều trị lẹo mắt trẻ em

    Lá ổi tươi

Lưu ý

  • Ăn ổi non, ổi còn xanh dễ bị táo bón. Nuốt hạt ổi có thể gây khó tiêu và đau dạ dày.
  • Ăn quá nhiều ổi có thể gây táo bón và các tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, cần chú ý những quả ổi quá chín vì thường có giòi bên trong.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: