Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Công dụng hạ đường huyết của cây đậu bắp

Cao chè vằng nguyên chất
Cây đậu bắp là một trong những loại rau ăn vô cùng quen thuộc của người dân Nam bộ, loài rau nấu canh chua ăn rất thơm ngon. Không chỉ có thế, theo kinh nghiệm dân gian đậu bắp còn là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ở miền Nam, không ai lạ gì quả đậu bắp non vừa làm thức ăn hàng ngày (ăn sống, chế biến) lại vừa giúp nhuận trường, lợi tiểu. Theo kinh nghiệm của một số người dân quê tôi thì ăn quả đậu bắp thường xuyên còn giúp giảm đau khớp gối.

Riêng với nhà tôi, quả đậu bắp đã trở thành một món ăn quen thuộc nhưng cũng như lá mồng tơi hay quả cà tím…, quả đậu bắp khi ăn quá nhiều sẽ gây nhức lưng nhưng cũng sẽ tự khỏi nhanh sau đó.

Cây đậu bắp đã được liệt kê với những công dụng quý như: tốt cho thai nhi (chứa nhiều axit folic giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh), giúp đẹp da, mượt tóc, sáng mắt, chắc xương (chứa nhiều vitamin và khoáng chất), giúp giảm cân, giảm cholesterol (có chứa chất xơ hòa tan là pectin giúp làm giảm cholesterol) và điều trị táo bón, tăng cường sinh lý…

Những nghiên cứu về đậu bắp

Trong y học, chất nhầy trong đậu bắp đã được sử dụng để thay thế huyết tương và làm giãn nở thể tích máu. Bên cạnh đó, các thử nghiệm được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy chiết xuất từ lá đậu bắp còn giúp cải thiện chức năng thận (2)

Năm 2015, Tạp chí Quốc tế về dinh dưỡng và khoa học thực phẩm (International Journal of Nutrition and Food Sciences) đã khẳng định những tác dụng quý của đậu bắp (trong đó có chống oxi hóa) và cũng công nhận đậu bắp tốt cho người bị bệnh về tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư. (3)

Hai năm sau (2017), trên Tạp chí Quốc tế về dược thảo (International Journal of herbal medicine) cũng có bài nghiên cứu với kết luận thừa nhận tác dụng hạ đường huyết của đậu bắp (khi so với trường hợp không điều trị và điều trị bằng thuốc trị tiểu đường dòng đầu tiên như glibenclamide, metformin). Từ đó, các nhà nghiên cứu khuyến khích nên ăn đậu bắp ba lần trong một tuần để điều trị tiểu đường. (4)

Hình ảnh cây đậu bắp

Hình ảnh cây đậu bắp

Những công dụng của cây đậu bắp

  • Hoa và quả đậu bắp:  Đối với quả đậu bắp, nước sắc quả non giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp điều trị bệnh lậu và viêm thanh quản. Ngoài ra, quả đậu bắp non còn được nghiền nát cùng với lá đậu bắp non để lấy nước gội đầu giúp giảm gàu. Được biết, nước sắc hoa đậu bắp giúp làm giảm đờm, dịch nhầy trong ngực. (1)
  • Thân và lá đậu bắp: Giã nát lá đậu bắp tươi non rồi đắp lên da giúp mềm da, làm mát da, giảm nhọt. Bên cạnh đó, lá đậu bắp cũng được biết đến qua công dụng lợi tiểu (thường dùng kết hợp với thân và rễ, sắc khoảng 40g).
  • Rễ đậu bắp: Thoa nước ép rễ đậu bắp tươi giúp làm sạch và dịu các vết thương ngoài da, đồng thời giảm u nhọt. (1) Ngoài ra, nước sắc từ rễ đậu bắp đã phơi khô (khoảng 15g) còn giúp giảm viêm họng.

Lưu ý:

  • Trong thu hái: Thân, lá, hoa và cuống quả của cây đậu bắp có nhiều gai nhỏ và phấn nên có thể gây ngứa, nổi mẩn khi thu hái.
  • Trong sử dụng: Mặc dù quả đậu bắp được bày bán rất nhiều nhưng về độ an toàn là rất đáng lo ngại. Cây đậu bắp rất dễ bị sâu, nhất là trong giai đoạn thu hoạch. Một thực tế đáng buồn là như tôi từng chứng kiến, có nhà vườn vừa phun thuốc trừ sâu chiều hôm nay thì ngày hôm sau đã thu hoạch. Thậm chí, theo kinh nghiệm của họ, phun thuốc trừ sâu ngoài việc diệt sâu còn để thúc trái lớn nhanh hơn, nặng ký hơn vào hôm sau. Do đó, cần phải cẩn trọng trong lựa chọn nguồn mua hoặc xử lý trong quá trình chế biến để hạn chế hóa chất độc hại vào cơ thể.
  • Đối tượng không nên dùng đậu bắp: Những người hay bị đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa nên tránh dùng đậu bắp.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: