Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Công dụng chữa bệnh của cây đậu phộng (cây lạc)

Cao chè vằng nguyên chất
Hạt đậu phộng hay còn gọi là hạt lạc loại thực phẩm ngon bổ, quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ thế đậu phộng còn là một thực phẩm thuốc rất có lợi cho sức khỏe, nhất là hệ tim mạch.

“Cây xanh xanh

Lá xanh xanh

Bông trên cành

Trái dưới đất”

Đó là câu đố dân gian quen thuộc về cây đậu phộng. Cây đậu phộng hay còn gọi là lạc, đậu phụng… có tên khoa học là Arachis hypogaea, thuộc họ Đậu (1).

Do đặc điểm sinh trưởng, sinh sản mà sau khi hoa đậu phộng tự thụ phấn, cuống hoa sẽ dài ra, tỉa xuống đất và phát triển thành quả đậu (có khoảng 1 đến 4 hạt). Hạt đậu phộng rất béo (49,24g tổng chất béo/ 100g hạt) (2), trong đó có chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn rất tốt cho sức khỏe. Ca dao từ lâu cũng đã nhắc đến đặc tính béo ngậy của đậu phộng:

“Đậu phộng béo đậu nành cũng béo

Bước lên xe kéo miệng réo xe hơi

Đường đi Châu Đốc xa vời

Gửi thư thì có, gửi lời thì không.”

Giá trị của cây đậu phộng

Đậu phộng là cây trồng có giá trị kinh tế. Hạt đậu phộng giàu năng lượng (100g hạt chứa 567 kcal) và các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, na tri, ka li, can xi, đồng, ma giê, sắt, man gan, phốt pho, kẽm, vitamin A, B1, B2, C…  (2).

Do đó, hạt đậu phộng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, y học… Trên thế giới, Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất đậu phộng (Việt Nam nằm trong top 10).

Công dụng của hạt đậu phộng (hạt lạc)

Hạt đậu phộng từ lâu đã được biết đến với giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng điều trị bệnh. Theo đó, ăn đậu phộng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, sỏi mật, giúp tóc khỏe và chống suy giảm trí nhớ…

Kết quả thử nghiệm cho thấy ăn đậu phộng còn giúp tăng cường khả năng kháng viêm, chống ung thư, chống oxi hóa, làm giảm mỡ máu, đồng thời cải thiện và làm tăng mức độ HDL Cholesterol – loại chất béo tốt giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. (2)hạt lạc cây đậu phộng

Công dụng của lá, thân và vỏ quả đậu phộng

Nghiên cứu chiết xuất từ lá và thân cây đậu phộng cho thấy tác dụng an thần nhẹ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, chiết xuất methanol từ lá đậu phộng còn giúp ngăn chặn sự phát triển của chứng phù chân và ức chế kết tập tiểu cầu. (2)

Đối với vỏ quả đậu phộng, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất của nó có khả năng chống lại các vi khuẩn như Acinetobacter baumannii, Staphylococcus aureus (gây các bệnh về nhiễm trùng), Klebsiella pneumonia (gây viêm phổi), Escherichia coli (gây ngộ độc thực phẩm và bệnh đường ruột)… và làm giảm sự hấp thu chất béo của cơ thể. (2)

Công dụng của mầm và rễ cây đậu phộng

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ mầm của hạt đậu phộng có tiềm năng trong phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Đồng thời, nghiên cứu chiết xuất từ rễ cây đậu phộng cũng cho thấy khả năng chống oxi hóa mạnh (do có chứa một hợp chất polyphenolic tự nhiên là resveratrol). (2)

Công dụng của dầu đậu phộng

Dầu đậu phộng được làm từ hạt đậu phộng được sử dụng để làm giảm sự thèm ăn, ngăn ngừa ung thư hoặc được bôi trực tiếp lên da giúp giảm tình trạng da khô, chàm hoặc vảy trên da đầu… Bên cạnh đó, dầu đậu phộng còn được ứng dụng trong thuốc mỡ và dầu thuốc để điều trị táo bón.

Ngoài ra, nó cũng được sử dụng nhằm làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim. Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên động vật, dầu đậu phộng lại gây tắc nghẽn động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. (4)

Lưu ý

  • Liều lượng: không nên ăn đậu phộng quá nhiều vì sẽ gây nóng trong người.
  • Dị ứng: đối với những người mắc chứng dị ứng với đậu phộng (peanut allergy) sẽ có các biểu hiện như sưng, mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy, nghẹt mũi, khó thở, hôn mê… và thậm chí tử vong. Theo trang stuartxchange.org, kết quả điều tra cho thấy trong số 32 trường hợp dị ứng thực phẩm liên quan đến sốc phản vệ được báo cáo từ năm 1994 đến 1999 thì có đến 67% nạn nhân đã chết vì phản ứng phản vệ với đậu phộng (ngay ở liều rất nhỏ chỉ từ 0,1 đến 1mg cũng có thể gây ra phản ứng phản vệ trên toàn thân). Tỉ lệ dị ứng đậu phộng cũng được báo cáo là 0.5 % trong dân số, chiếm 10 – 47 % các phản ứng phản vệ do thực phẩm gây ra (2).
  • Đối tượng: đậu phộng chứa nhiều chất béo nên những người đang muốn giảm cân, người bị yếu đường ruột, đau dạ dày, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, bị gout và những người bị bệnh về mật hay đã cắt túi mật không nên dùng. (3)
  • Chất lượng: không nên ăn đậu phộng bị hư hỏng vì có thể gây quái thai hoặc ung thư. (2) Bên cạnh đó, hạt đậu phộng dễ bị nhiễm aflatoxin (AF) – chất gây chảy máu, nôn mửa, hư thai, dị tật, tiêu chảy, tổn thương gan, hội chứng Reye (sưng phù ở gan và não)… và thậm chí là tử vong. (5)
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: