Ở Trung Quốc, hoa của loại cỏ này cũng được biết đến với công dụng tản phong nhiệt, làm sáng mắt (với tên gọi Hoa Nam cốc tinh thảo 华南谷精草) (2).
Vậy, cách dùng cốc tinh thảo như thế nào và ngoài hai công dụng trên, loại cỏ này còn có tác dụng nào khác?
Về cây cỏ dùi trống (cốc tinh thảo)
Cỏ dùi trống có tên khoa học là Eriocaulon sexangulare, thuộc họ Cỏ dùi trống (2).
Thoạt nhìn thì bạn sẽ thấy cỏ dùi trống giống với cỏ bạc đầu nhưng lá của chúng thì hoàn toàn khác nhau (hoa cỏ bạc đầu được đính trên ba lá hình dải dài và chĩa đều ra ngoài còn hoa của cây cỏ dùi trống thì mọc riêng).
Bên cạnh đó, thân cỏ dùi trống cũng rất ngắn và lá thì nhiều, hình dải và mọc xung quanh thân. Hoa đực của cây có hai lá đài dính lại còn hoa cái thì có ba lá đài rời.
Đặc biệt, loại cỏ này thường mọc ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy hoặc mọc ở các ruộng bùn (thường xuất hiện sau mùa thu hoạch lúa nên gọi là “cốc tinh thảo”, nghĩa là loại cỏ được sinh ra từ phần tinh khí còn lại của cây lúa (1).
Công dụng làm thuốc của cỏ dùi trống (cốc tinh thảo)
Với cây cỏ dùi trống thì phần dùng làm thuốc là đầu hoa (có cả một phần cuống hoa) hoặc toàn cây (nhưng thường là hoa, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60 độ, nếu chỉ dùng hoa mà không dùng cuống hoa thì gọi là “cốc tinh châu”) (4).
Theo thuocnam.mws.vn, cỏ dùi trống có vị ngọt và cay, tính mát. Vì vậy, nó được biết đến với công dụng mát gan, làm sáng mắt, giảm đau và tản nóng nhiệt (1).
Cụ thể, vị thuốc nam hay này thường được dùng trong các trường hợp như:
Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 10 – 16 g (có tài liệu ghi là từ 9 – 12 g), nấu lấy nước uống (1) (3).
Các bài thuốc nam hay kết hợp
Ngoài cách dùng riêng như trên, ta còn có thể kết hợp loại cỏ này với các vị thuốc khác trong một số trường hợp như:
1. Điều trị viêm giác mạc
- Chuẩn bị: 16 g cỏ dùi trống và 16 g phòng phong.
- Thực hiện: lấy cả hai xay nát thành bột rồi chia thành nhiều lần uống (mỗi lần uống từ 1 – 2 g bột thuốc, ngày uống ba lần) (1).
2. Điều trị quáng gà
- Chuẩn bị: 20 g cỏ dùi trống, 10 g cúc hoa, 10 g thảo quyết minh, 8 g câu kỷ tử và 20 g vỏ hến nung trắng.
- Thực hiện: lấy các vị trên phơi cho khô hẳn rồi xay nát tất cả thành bột và để dùng dần.
- Liều dùng: với người trưởng thành thì mỗi ngày uống 12 g bột này (với trẻ con thì tùy theo chỉ định của thầy thuốc mà dùng khoảng 4 – 5 g mỗi ngày) (3).
3. Điều trị thiên đầu thống
Với trường hợp này thì ta không uống mà dùng bằng cách xông hơi hoặc dán.
Cách dùng như sau: lấy 8 g cỏ dùi trống (khô), 1 g giun đất (đã làm sạch và phơi khô, tức vị thuốc địa long) và 4 g nhũ hương, tất cả đem nghiền nát và trộn đều; mỗi khi dùng thì lấy 4 g bột ấy đốt lên, dùng khói để xông vào lỗ mũi (theo công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1) (1).
Nếu không dùng cách trên, ta cũng có thể lấy 10 g cỏ dùi trống, xay nát rồi trộn với hồ bột cho sệt và dán lên chỗ đau nhức (theo công trình Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) (4).
4. Điều trị đau đầu, đau họng và đau mắt do phong nhiệt
- Chuẩn bị: 20 g cỏ dùi trống, 12 g dành dành (chi tử), 8 g cỏ thanh ngâm, 12 g mộc thông, 12 g rau kinh giới và 16 g huyền sâm.
- Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày (3).
Phân biệt cốc tinh thảo
Ngoài cây cỏ dùi trống được nói đến trong bài viết này thì ở nước ta còn có các cây khác dễ bị nhầm lẫn như:
- Cây cỏ dùi trống cắt ngang (tên khoa học là Eriocaulon truncatum), cụm hoa của cây này được dùng điều trị mắt đỏ sưng đau.
- Cây cỏ dùi trống nam (tên khoa học là Eriocaulon australe), cả cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt, sáng mắt, điều trị mờ mắt, quáng gà, nhức răng, đau họng… (1).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: