Trong thuocnam.mws.vn, nếu như bạc hà là cây hương liệu quý, được ứng dụng đa dạng thì cây bạc hà núi cũng có những công dụng riêng không thể phủ nhận.
Được biết, đây là loại cây giúp thúc ra mồ hôi rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn có rất nhiều công dụng khác mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đặc điểm cây cỏ vắp thơm
Cỏ vắp thơm (hay còn gọi là cây bạc hà núi, cây dực dẻ bạc,…), có tên khoa học là Caryopteris incana, thuộc họ Cỏ roi ngựa (1).
Ngay từ tên gọi, bạn đã có thể thấy được hai đặc điểm cơ bản của loại cây này, đó là: thuộc dạng thân cỏ và có mùi thơm (nhờ chứa tinh dầu thơm).
Mặc dù là loài thân thảo nhưng lại là loại cỏ sống lâu niên. Cây mọc thành bụi như cây bạc hà, có lông và có phiến lá giống như lá bạc hà, mọc đối nhau. Hoa của cây mọc thành cụm và hợp lại thành ngù hoa ở mỗi đoạn nách lá hoặc ở ngọn (ngoài màu xanh tím thì còn có màu lam nhạt).
Quả cỏ vắp thơm tương đối tròn và có 4 hạt bên trong (mỗi hạt nằm trong một mảnh quả). Ở nước ta, loài cỏ này chỉ mọc phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và toàn cây đều được dùng làm thuốc (thu hái, rửa sạch rồi phơi âm can cho khô) (1).
Công dụng làm thuốc của cây cỏ vắp thơm
Làm thuốc uống: Theo thuocnam.mws.vn, cỏ vắp thơm có tính ấm và có nhiều công dụng như:
Cách dùng: mỗi ngày, mỗi người trưởng thành có thể sắc uống từ 15 – 30 g dược liệu.
Dùng ngoài da: Cỏ vắp thơm còn được dùng điều trị các bệnh ngoài da như: mụn nhọt, chàm, ngứa, viêm mủ da, lở sơn, … bằng cách giã nát cây lá tươi rồi thoa, đắp lên (hoặc nấu lấy nước và dùng rửa thường xuyên) (1).
Các bài thuốc kết hợp
1. Điều trị viêm dạ dày (viêm ruột)
- Chuẩn bị: 30 g cỏ khô (toàn cây) và 15 g địa du.
- Thực hiện: nấu uống mỗi ngày một lần và uống liên tiếp 10 ngày như thế (1).
2. Điều trị đau mỏi lưng cơ do phong thấp, tay chân tê bại
- Chuẩn bị: 40 g toàn cây cỏ vắp thơm.
- Thực hiện: cho vào ấm, thêm nước vào, đậy và bịt kín ấm rồi sắc vài dạo, sau đó đổ ra chén và hòa với một chén rượu rồi uống.
- Ghi chú: Nếu không dùng bài thuốc trên, bạn cũng có thể lấy cỏ vắp thơm ngâm rượu cùng huyết giác (liều lượng bằng nhau), sau đó để uống dần mỗi ngày một ít (1).
Các nghiên cứu về cây cỏ vắp thơm
- Tác dụng chống bệnh bạch cầu: Theo tạp chí Phytochemistry, hoạt chất Incanone được phân lập từ toàn cây cỏ vắp thơm có tác dụng chống lại các tế bào bệnh bạch cầu ở người (2).
- Hoạt tính diệt côn trùng: Theo tạp chí African Journal of Biotechnology, tinh dầu được chiết xuất từ cây cỏ vắp thơm có tác dụng diệt côn trùng mạnh đối với mọt ngô Sitophilus zeamais. Vì vậy, nó được xem là có tiềm năng làm thành phần sản xuất thuốc bảo quản trong lưu trữ nông sản (3).
- Hoạt tính kháng khuẩn: Theo tạp chí Journal of Natural Medicines, hoạt chất caryocanolide từ cây cỏ vắp thơm có tác dụng kháng khuẩn ở mức vừa phải đối với trực khuẩn Bacillus subtilis (4).
- Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí Journal of Applied Biological Chemistry, chiết xuất ethanol từ cây cỏ vắp thơm có tác dụng chống viêm và có niềm tăng trở thành nguyên liệu sản xuất các sản phẩm kháng viêm (5).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: