Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cỏ thanh ngâm làm thuốc bổ máu, dễ tiêu và giúp điều trị bệnh gan mà ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khác: thằm ngăm đất, cây mật đất, cây mật cá…. vì cây có vị đắng gắt
  • Tên khoa họcPicria fel – terrae, thuộc họ Hoa mõm chó: Scrophulariaeae (1)
  • Tính vị: vị đắng chát, tính mát.
  • Công dụng chính: mát gan, lợi tiểu, giảm ho, an thần, bổ máu, kích thích tiêu hóa.

Ông bà ta hay bảo “thuốc đắng giã tật” và câu này hoàn toàn đúng khi nói về cỏ thanh ngâm. Thật vậy, chính vì loại cây này có vị rất đắng mà dân gian còn gọi nó là cỏ đắng (khổ thảo), cỏ mật đắng (khổ đảm thảo), cỏ mật cá (ngư đảm thảo), cỏ mật đất (địa đảm thảo), sản đắng…

Tuy đắng như vậy nhưng cỏ thanh ngâm lại có nhiều tác dụng quý, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dễ thực hiện: từ dùng tươi đến làm nước chiêu thuốc, ngâm rượu và thuốc sắc. Vậy, cỏ thanh ngâm có đặc điểm gì?

Đặc điểm

Thông tin, hình ảnh cây thanh ngâm

Cỏ thanh ngâm có tên khoa học là Picria fel – terrae, thuộc họ Hoa mõm chó: Scrophulariaeae (1). Ngoài các tên kể trên, cây còn có tên là lạc địa tiểu kim tiền (Trung Quốc), thằm ngăm đất…

Cỏ thanh ngâm mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Cây chỉ cao khoảng 20 cm nhưng phân thành nhiều nhánh, các lá tròn nhọn mọc đối nhau và có răng cưa, gân lá rõ nét. Hoa thanh ngâm có màu trắng, mọc thành cụm từ 4 – 5 hoa. Đặc biệt, quả thanh ngâm nằm trong đài nên nhìn giống như hình con hến.

Sau khi thu hái, toàn cây thanh ngâm được rửa sạch rồi phơi khô để làm thuốc (hoặc sấy khô, sao thơm) (1) (2).

Thông tin, hình ảnh cây thanh ngâm

Cây cỏ thanh ngâm

Công dụng nổi bật của cỏ thanh ngâm

Cỏ thanh ngâm có vị đắng chát, thông vào các kinh Can, Tâm và có nhiều tác dụng đáng chú ý như:

  • Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị bệnh gan.
  • Điều kinh, tiêu thũng, lợi tiểu và kích thích tiêu hóa.
  • Giúp giảm cảm sốt, mệt mỏi và làm ra mồ hôi.
  • Giảm đau bụng, đau thắt lưng, đau dạ dày và đau vùng thượng vị.

Đặc biệt, trong các bộ phận của cỏ thanh ngâm thì lá cây được xem là có hiệu quả cao với các mục đích: khai vị, kích thích ruột, làm ra mồ hôi, điều kinh và lợi tiểu.

Liều lượng: mỗi ngày dùng từ 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu (1) (2).

Thanh ngâm làm thuốc bổ máu cho phụ nữ mới sinh

Dưới đây là bài thuốc gia truyền của người Thái ở tỉnh Sơn La, được dùng để bổ máu cho phụ nữ mới sinh và chỉ dùng trong thời gian từ 7 – 10 ngày.

  • Công thức cho mỗi lần uống: 10 g thanh ngâm, 10 g sâm đại hành và 20 g nghệ vàng.
  • Cách thức: lấy thanh ngâm sắc nước thật đặc, sâm đại hành và nghệ vàng thì thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn đều.
  • Cách dùng: uống bột trên bằng nước sắc thanh ngâm, mỗi ngày một lần (2).

Rượu thanh ngâm giúp khai vị, dễ tiêu hóa

Cách ngâm rượu thanh ngâm rất đơn giản. Chỉ cần lấy khoảng 100 g cỏ thanh ngâm sao lên cho thơm rồi ngâm trong 1 lít rượu trắng (bỏ thêm 300 g đường vì thanh ngâm rất đắng). Sau đó, đợi rượu thấm thuốc (từ 15 ngày trở lên) thì bắt đầu dùng. Mỗi ngày, trước bữa cơm, uống khoảng 20 – 30 ml rượu thanh ngâm sẽ có tác dụng khai vị và điều trị chứng khó tiêu hóa (1).

Một số bài thuốc có dùng thanh ngâm

Trên thực tế, cỏ thanh ngâm không chỉ được dùng độc vị mà còn được gia giảm liều lượng khi kết hợp cùng các vị thuốc khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Có thể kể ra đây một số trường hợp dùng thanh ngâm như:

  • Rắn cắn, ghẻ lở: Cỏ thanh ngâm có tác dụng kháng nọc rắn, vì vậy, nếu không may bị rắn cắn, có thể lấy cỏ thanh ngâm rửa sạch, giã nát và đắp ngoài da để sơ cứu tạm thời. Trong trường hợp lở loét cũng dùng tương tự (1).
  • Ho gà, đau ngực: Ho gà và đau ngực là những căn bệnh nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu có cỏ thanh ngâm, bệnh nhân có thể hái khoảng 10 g lá thanh ngâm, kết hợp với 10 g rau má rồi hãm lấy nước uống (hoặc sắc uống) (2).
  • Tiểu ra máu: Cách điều trị tiểu ra máu bằng thanh ngâm rất đơn giản: mỗi ngày lấy khoảng 15 g thanh ngâm sắc lấy nước uống (2).
  • Bất chợt đau dữ dội ở vùng thượng vị: Trong trường hợp này, có thể dùng 20 g cỏ thanh ngâm, sắc đặc cho đến khi còn khoảng 100 ml nước thì cho thêm ít rượu vào rồi uống (2).
  • Hay bồn chồn, hoảng hốt, kinh sợ, kém ăn, mất ngủ: Vì cỏ thanh ngâm thông vào kinh Tâm nên khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh có thể dùng toàn cây thanh ngâm với quả trắc bá, hạt táo chua (chỉ lấy nhân hạt rồi sao già), củ mài, hạt sen, mạch môn đông (mỗi vị 10 g), sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang (2).

Một số hoạt tính của cỏ thanh ngâm

  • Tác dụng chống ung thư: Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về khả năng phòng chống ung thư của cỏ thanh ngâm trong ống nghiệm và trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy, chiết xuất cỏ thanh ngâm có tác dụng chống ung thư dạ dày (theo http://en.cnki.com.cn) (3).
  • Chống oxy hóa và chống ung thư vú: Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, chiết xuất từ cỏ thanh ngâm có tác dụng chống oxy hóa đáng kể, đồng thời chống sự tăng sinh không kiểm soát nên giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh do oxy hóa, trong đó có bệnh ung thư vú (4). Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác về lá thanh ngâm cũng cho thấy tác dụng ức chế ung thư vú đáng kể (5).
  • Tính an toàn: Các thí nghiệm về độc tính của lá thanh ngâm cho thấy đây là thảo dược khá an toàn. Với liều 125 và 250 mg / kg BW chiết xuất ethanol từ lá thanh ngâm, kết quả báo cáo cho thấy là không gây độc hại (6).

Lưu ý

  • Mặc dù cỏ thanh ngâm được đánh giá là an toàn nhưng người bệnh cũng không dùng quá liều. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy dùng thuốc này ở liều cao có thể gây ra viêm gan nhẹ, nôn mửa, đi tả, viêm bể thận mãn tính… Trong đó, so với thỏ thì độc tính của thanh ngâm đối với chó có phần nghiêm trọng hơn (3).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: