Vài nét về cỏ quan âm
Cỏ quan âm có tên khoa học là Reineckea carnea (Reineckia Carnea), thuộc họ Hoàng tinh. Ở Trung Quốc, cây này được gọi là cát tường thảo 吉祥草 với ý nghĩa mang lại điều tốt lành (vì vậy thường được trồng làm cảnh trong trường học, văn phòng…) (1).
Cỏ quan âm thuộc dạng thân cỏ sống lâu năm và có thân rễ dùng làm thuốc. Lá của cây có hình ngọn giáo dài, mọc vòng từ gốc. Hoa quan âm có hương thơm và quả thì có màu đỏ, thuộc dạng quả mọng.
Ở nước ta, cây này mọc chủ yếu ở hai tỉnh Lào Cai và Sơn La, thường được lấy thân rễ vào mùa hè thu, sau đó rửa sạch, phơi âm can hoặc dùng tươi (2).
Công dụng của thân rễ cỏ quan âm
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, thân rễ cỏ quan âm có vị ngọt, tính bình và có nhiều công dụng như:
Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 12 – 15 g mỗi ngày.
Ngoài ra, toàn cây cỏ quan âm còn được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi giảm ho, bổ thận cường yêu và được dùng làm thuốc điều trị nhiều bệnh như: suyễn khan, viêm nhánh khí quản, ho lao, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, di tinh, giác mạc có màng mộng, viêm bể thận mãn tính, viêm thận mãn tính và vàng da do viêm gan (toàn cây) (2).
Nghiên cứu về cỏ quan âm
- Hoạt tính chống oxy hóa: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất cỏ quan âm có các chất giúp chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy, nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng trong sản xuất các chất chống oxy hóa (3).
- Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí Journal of Asian Natural Products Research, trong toàn cây cỏ quan âm có nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm đáng kể (4).
- Hoạt tính giảm ho, long đờm: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, phần trên không của cây cỏ quan âm có một số hoạt chất giúp giảm ho và long đờm (5). Điều này cung cấp thêm chứng cứ cho việc dân gian dùng toàn cây cỏ quan âm để làm thuốc điều trị suyễn khan và ho lao.
- Hoạt tính chống khối u: Kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ quả quan âm có tác dụng chống khối u (đối với các dòng tế bào 786-O, HT-29 và A549) (6).
Thông tin thêm
Ở nước ta, cây cỏ quan âm đang ngày càng trở nên cạn kiệt vì bị khai thác quá mức để làm thuốc, bên cạnh đó còn là tình trạng phá rừng làm nương dẫn đến cạn kiệt nguồn dược liệu tự nhiên. Vì vậy, loại cỏ này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để bảo vệ (7).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: