Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ có tốt không? Cách chữa như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Cao chè vằng nguyên chất

Cỏ mần trầu trị bệnh trĩ có tốt không?

Cỏ mần trầu là một trong những cây thuốc quý của Việt Nam, khi kết hợp với các loại cây thuốc khác có thể chữa nhiều bệnh như tiểu đường, bệnh thận – tiết niệu và cả bệnh trĩ. Cỏ mần trầu danh pháp là Eleusine indica và được biết tới bằng nhiều tên gọi khác nhau như thanh tâm thảo, cỏ màn trầu, cỏ vườn trầu, ngưu tâm thảo, cỏ chỉ tía. Cỏ thường mọc ven đường ở vùng quê Việt Nam nên rất dễ tìm, dễ mua.

Cỏ có vị ngọt đắng nhẹ, Đông Y thường sử dụng cỏ mần trầu để hạ nhiệt cơ thể, cầm máu, lưu thông khí huyết, làm mát gan. Xét về hoạt chất, cỏ mần trầu chứa Flavonoid, phenol, glucopyranosyl, sitosterol, tannin, alkaloid, saponin, steroid v.v… Trong đó hoạt chất flavonoid trong cành và lá mần trầu giúp củng cố mạch máu, giảm viêm, giảm chảy máu thành mạch nên rất có tác dụng trong việc trị trĩ, thêm đó steroid hỗ trợ giảm đau do trĩ gây ra.

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ theo một số bài thuốc của Đông Y.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ

Cỏ mần trầu có tác dụng tích cực trong phòng và chữa bệnh trĩ

Nếu ở thể trĩ nhẹ hoặc mới chớm hình thành, người bệnh có thể sử dụng cỏ mần trầu như trà, sắc uống hàng ngày. Sử dụng 50gr cỏ mần trầu khô đun cùng 1,5l nước hoặc hãm như trà. Ngoài ra theo y học cổ truyền ta có một số bài thuốc vô cùng hiệu quả như sau:

Bài thuốc số 1: Dạng thuốc

  • Chuẩn bị: 2 lạng cỏ mần trầu, 2 lạng kim ngân hoa, 2 lạng cam thảo, 2 lạng thương truật, 2 lạng vỏ đậu xanh.
  • Sơ chế: Mang đi rửa sạch, để khô rồi trộn vào và phơi/ sấy khô hoặc sao trên bếp cho khô.
  • Cách thực hiện: Đun nửa lạng hỗn hợp trên với 1 lít nước sạch tới khi cạn một nửa, chắt nước ra rồi đun tiếp hỗn hợp trên với 1 lít nước sạch lần thứ 2. Hòa 2 nửa nước thuốc sau khi đun với nhau chia thành 3 phần, uống mỗi phần trước khi ăn các bữa chính trong ngày.

Với bài thuốc này, người bệnh nên dùng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả và dùng khi ở thể trĩ nhẹ. Bài thuốc giúp giảm đau rát vùng hậu môn, búi trĩ, hạn chế chảy máu và tiêu độc phần búi trĩ.

Bài thuốc số 2: Dạng trà

  • Chuẩn bị: Cỏ mần trầu, nhân trần dạng khô hoặc tươi đều được.
  • Sơ chế: Rửa sạch, tán nhỏ và để khô nếu dùng dạng tươi, ở dạng khô thì có thể sử dụng được luôn.
  • Cách thực hiện: Hãm hỗn hợp trên với tỉ lệ 7 phần cỏ mần trầu: 3 phần nhân trần với nước nóng, ủ một lúc cho chín rồi có thể uống hàng ngày thay nước lọc.

Trà cỏ mần trầu nhân trần có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng sa búi trĩ, đi ngoài ra máu rất hiệu quả, ngoài ra trà còn giúp thanh lọc cơ thể, rất tốt để sử dụng hàng ngày kể cả không bị trĩ.

Bài thuốc số 3: Dạng súp

  • Chuẩn bị: 2 lạng cỏ mần trầu, 1 lạng đậu xanh cả vỏ, 1 trái dừa tươi.
  • Sơ chế: Rửa sạch cỏ mần trầu, đậu xanh rồi để cho khô ráo. Chắt nước dừa tươi và nạo cùi dừa thành sợi mỏng.
  • Cách thực hiện: Đun cỏ mần trầu với 1.5l nước sạch tới khi sôi, vặn nhỏ lửa rồi đun thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp. Bỏ bã, chắt lấy phần nước rồi cho đậu xanh, nước dừa, cùi dừa vào đun cùng tới khi được dạng súp đặc sệt. Nêm đường theo khẩu vị dùng trước bữa ăn, sử dụng 1 tuần 2 lần. Trước khi ăn súp người bệnh trĩ nên ăn 1,2 nhánh tỏi nướng.

Súp cỏ mần trầu đậu xanh cũng có tác dụng thanh nhiệt, điều trị và phòng bệnh trĩ hiệu quả.

Bài thuốc số 4: Dạng xông hơi

  • Chuẩn bị: 1 lạng cỏ mần trầu, 1 lạng ngải cứu, 1 lạng lá trầu không và 1 thìa canh muối.
  • Sơ chế: Rửa sạch hỗn hợp lá trên rồi cắt nhỏ khoảng 1 đốt ngón tay.
  • Cách thực hiện: Đun hỗn hợp lá với 2 lít nước và muối đến khi sôi thì tắt đổ vào chậu nông. Rửa sạch khu vực hậu môn, búi trĩ bằng nước muối ấm rồi tiến hành xông hơi với chậu nước cỏ mần trầu. Người bệnh ngồi xổm hơ một lúc trên chậu, phủ chăn kín lên trên. Khi nước nguội, có thể dùng nước lá đó để ngâm rửa sau mỗi khi đi vệ sinh hoặc khi lên cơn đau. Nên thực hiện tới khi hết sưng, đau.
Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ

Xông hơi là một trong những cách sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bài thuốc số 5: Dạng nước cốt

  • Chuẩn bị: 1 lạng cỏ mần trầu, 1 lạng cỏ nhọ nồi, 1 lạng rau vỉ ốc, 1 lạng rau lấp, 1 lạng lá thầu dầu tía, 20ml giấm trắng.
  • Sơ chế: Rửa sạch các lá rồi để cho khô.
  • Cách thực hiện: Xay nhuyễn hoặc giã tay hỗn hợp lá trên cùng giấm rồi chắt nước cốt vào chai sử dụng hàng ngày. Trước bữa sáng và bữa tối dùng 1 chén nhỏ, bảo quản nước cốt trong tủ lạnh.

Dù cỏ mần trầu có công dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải lưu ý rằng ta cũng cần giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra trĩ, nhất là nếu trĩ hình thành do lối sống hay thực phẩm nạp vào cơ thể.

Người bệnh muốn khỏi hoàn toàn khỏi trĩ cần kết hợp lối sống lành mạnh như không hút thuốc, không thức khuya, không rặn mạnh khi đi đại tiện. Đối với khẩu phần dinh dưỡng, nên nạp nhiều các loại vitamin, khoáng chất và tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng, hạn chế rượu bia hết mức.

Khi búi trĩ bị chảy máu hay quá đau rát, người bệnh cũng không nên ngại ngùng giấu bệnh mà nên tới bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ hỗ trợ, tư vấn. Có như vậy tình trạng mới thuyên giảm và không dẫn tới các biến chứng gây nguy hiểm hơn.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: