Chỉ đơn giản thế thôi mà bao nhiêu thế hệ trẻ con chúng tôi đi tìm bẻ cỏ gà, hễ bẻ được một nắm đầy tay thì tụm năm tụm ba thách đấu. Bây giờ, thỉnh thoảng thấy loài cỏ này mọc ven bên đường, theo thói quen xưa lại cúi xuống bẻ chơi thì chợt hiểu rằng không còn có thể trở về cái thời vô tư đó nữa!
Cỏ gà (CG) là loại cỏ gây mệt mỏi cho nhà nông vì mọc lan rất mạnh và khó diệt. Thế nhưng, với các loại gia súc thì đây lại là một loại cỏ ngon và nếu trồng để làm nền cho sân vận động thì cỏ gà cũng là một loại rất phù hợp. Ngoài ra, nó còn có một công dụng nữa, đó là làm thuốc.
Vài nét về cỏ gà
Cỏ gà có tên khoa học là Cynodon dactylon, thuộc họ Lúa: Poaceae (1). Ngoài tên này, nó còn được gọi là cỏ chỉ, cỏ ống…
Cây cỏ gàThỉnh thoảng, có một số ngọn cỏ bị sâu ký sinh khiến cho ngọn và lá của nó bị ngắn lại, đùn thành một khối phồng lên có cả lá (trông như đầu gà, vì thế nó được gọi là cỏ gà). Nếu xé cái búi u nần ấy ra (vào lúc ấu trùng đã nở), bạn có thể thấy con sâu con trong đó.
Cỏ gà – vị thuốc Nam hay có nhiều công dụng quý
Cùng với tinh thần tự tôn dân tộc, các nhà y học nước ta không chỉ tiếp thu có chọn lọc các giá trị y học Trung Hoa mà còn nghiên cứu y học dân tộc để đúc kết thành nhiều bài thuốc Nam hữu dụng.
Được biết, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng nước sắc từ lá cỏ gà để điều trị viêm họng và trong thuocnam.mws.vn, thân rễ cỏ gà (hoặc toàn cây) còn được phơi khô, sắc uống với nhiều công dụng như:
Cách dùng: lấy 20 g thân rễ cỏ gà nấu cùng 1 lít nước, nấu kỹ (uống liên tục trong 3, 4 ngày sẽ bắt đầu thấy hiệu quả).
Trong trường hợp bị rắn cắn, có thể lấy thân rễ cây CG rửa thật sạch rồi nhai nuốt nước, phần bã thì đắp lên vết thương. Với bệnh ho có đờm, các bạn có thể dùng độc vị như trên hoặc kết hợp 1 nắm thân rễ cỏ gà (sao cháy), một cái vỏ quýt, 1 lát gừng và ba củ sả (sao vàng), sắc lấy nước uống (4).
- Loài cỏ này là một thành phần quan trọng trong: Bài thuốc nam điều trị sỏi thận nổi tiếng ở Hòa Bình
Một số nghiên cứu về cỏ gà
- Hoạt tính chống loét: Theo tạp chí Traditional medicine and nutraceuticals, chiết xuất cồn từ CG ở mức 400 mg/ kg và 600 mg/ kg cho thấy hoạt tính chống loét tương đương với thuốc chống loét tiêu chuẩn là Ranitidine (5).
- Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí International journal of pharmacology, chiết xuất nước từ cây cỏ gà có tác dụng chống viêm đáng kể, làm giảm phù chân ở chuột (do carrageenan, serotonin, histamine và dextran gây ra). Kết quả này đã cung cấp thêm minh chứng cho việc dân gian dùng cây CG để điều trị các bệnh khác nhau (do viêm) (6).
- Tác dụng điều hòa miễn dịch: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, nước ép tươi từ cây CG có tác dụng bảo vệ tế bào và điều hòa miễn dịch. Điều này cho thấy lý do vì sao trong y học cổ truyền, nước ép thân rễ cây CG đã được dùng để bôi lên các vết thương ngoài da (7).
- Tác dụng lợi tiểu: Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất cây cỏ gà có tác dụng lợi tiểu đáng kể (thúc đẩy quá trình bài tiết và điện giải). Tuy nhiên, nếu dùng quá liều sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn (khi dùng chiết xuất cỏ gà ở liều lớn (4, 5 g/ kg) lại gây tử vong 50 % số chuột thí nghiệm) (theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology) (8).
- Tác dụng hạ đường huyết: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, dịch chiết từ cây CG giúp hạ đường huyết đáng kể và có tiềm năng làm thuốc điều trị tiểu đường (9).
Lưu ý
- Nên dùng đúng liều lượng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trong từng trường hợp cụ thể.
- Theo thông tin từ tạp chí Journal of Allergy and Clinical Immunology, trong phấn hoa của cây CG có một số chất gây dị ứng. Vì vậy, những người có cơ địa mẫn cảm nên tránh tiếp xúc với hoa cỏ gà và khi dùng làm thuốc (nếu dùng toàn cây) cũng nên bỏ đi phần hoa này (10).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: