Thuốc nam hay lá lốt – Ứng dụng tuyệt vời trong chữa bệnh tê tay chân
Nói tới lá lốt, người ta thường nhớ tới nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ món lá này. Ẩm thực đa dạng nhưng ít ai biết rằng, lá lốt được dân gian ứng dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh Tỳ, Vị. Công dụng giảm đau, trừ phong thấp, giảm tê chân tay do lạnh. Bên cạnh đó, tinh dầu và các hoạt chất có trong lá lốt còn giúp kháng viêm, giảm đau, thư giãn xương khớp hiệu quả.
Bạn có thể thực hiện bài thuốc lá lốt chữa tê tay như sau:
Chuẩn bị 15-20 lá lốt tươi hoặc 5-10g lá lốt khô. Rửa sạch và cho vào ấm sắc. Đun sôi tới khi còn ½ phần nước thì gạn lấy nước uống khi còn ấm. Liều dùng là 1 lần sau bữa ăn tối. Nên sử dụng bài thuốc này tối thiểu 10 ngày để nhận thấy hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện bài thuốc ứng dụng lá lốt bằng cách ngâm chân tay:
Nguyên liệu gồm 200g lá lốt và 1 ít muối ăn. Lá lốt rửa sạch, vò nát và nấu cùng 2 lít nước. Đun sôi và để khoảng 10 phút sau đó cho thêm muối, khuấy tan. Khi nước sôi đổ ra chậu, đợi nước ấm rồi ngâm chân, tay trong khoảng 20 phút.
Nên thực hiện bài thuốc này vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau nhức, thư giãn xương khớp sau một ngày lao động, dồn áp lực lên các khớp, đồng thời hỗ trợ giấc ngủ ngon.
** Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh:
- Không dùng lá lốt ngâm chân khi có vết thương hở
- Các đối tượng như phụ nữ có thai, người bị đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch không nên áp dụng
- Không ngâm nước sôi quá nóng, dễ bị bỏng, khô da
Dùng ngải cứu – thuốc nam hay giúp chữa bệnh tê tay hiệu quả
Ngải cứu là cây thuốc được hầu hết mọi người biết đến với công dụng chữa bệnh xương khớp. Ngải cứu có thể ngâm với muối, đắp lên chỗ đau xương khớp để giảm đau nhức. Ngải cứu có tính ấm, làm các cơ khớp giãn nở, lưu thông mạch máu, cải thiện tê bì.
Chuẩn bị 1 bó ngải cứu, 2 thìa muối hột. Sau đó cho ngải cứu và muối vào chậu nước sôi. Đợi ngải cứu mềm ra, lấy lá và đắp lên phần tay bị tê. Sử dụng bài thuốc 1-2 lần mỗi ngày, sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc nam hay giúp chữa tê nhức chân tay với gừng
Gừng được ứng dụng chữa các bệnh xương khớp như đau nhức khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, tê bì chân tay. Gừng chứa hoạt chất shogaol. gingerol có tác dụng giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu tới tay chân.
Chuẩn bị 1 nhánh gừng, 2 thìa muối. Rửa sạch gừng, giã nát và đem nấu với 1 lít nước, cho muối vào khi nước sôi. Đổ nước ra chậu, đợi nước nguội rồi cho chân tay vào ngâm. Mỗi ngày ngâm chân 1 lần sau bữa tối, tối thiểu 15 phút.
Dùng cây xấu hổ chữa tê tay chân
Cây xấu hổ còn gọi là trinh nữ, có vị ngọt, tính hàn, được ứng dụng chữa đau nhức, tê chân tay nhờ tính kháng viêm, giảm đau.
Người bị đau xương khớp có thể dùng cây xấu hổ để chữa bệnh hoặc kết hợp với các dược liệu khác để điều trị tê chân tay.
Cách 1:
Chuẩn bị 20-30g rễ xấu hổ, đem tẩm với rượu. Sau đó cho xấu hổ vào ấm, sắc cùng 400ml nước. Đun tới khi còn 100ml đem chia thành 2 lần uống trong ngày.
Cách 2:
Chuẩn bị 12g xấu hổ, sơn thục, quýt gai, dây đau xương, khúc khắc, tục đoạn, vương tôn, kê huyết đằng mỗi loại. Sắc với nước và uống vài lần trong ngày.
Cách 3:
Chuẩn bị 20g rễ xấu hổ, 10g rễ cam thảo, 20g rễ bưởi bung, 10g rễ đinh lăng, 20g rễ cúc tần. Dùng sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Cách 4:
Dùng các cây thuốc ở cách 3 ngâm với rượu khoảng 1 tháng thì đem ra uống. Mỗi ngày 1 ly nhỏ khoảng 20-30ml.
Thổ phục linh chữa tê tay chân
Thổ phục linh là cây thuốc được ứng dụng nhiều bộ phận như thân, rễ, lá,… Chúng được ứng dụng hỗ trợ phong thấp, trừ đau nhức, tê chân tay,…
Chuẩn bị 20g thổ phục linh, 10g cốt toái bổ, 8g thiên niên kiện 8g đương quy. Đem nguyên liệu thái nhỏ, cho vào ấm sắc hoặc ngâm rượu. Dùng để uống hoặc xoa bóp chân tay hằng ngày.
Cháo đậu xanh và mướp – Món ăn bổ dưỡng hỗ trợ xương khớp
Mướp có tính ngọt, mát, bồi bổ cơ thể tốt, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bồi bổ khí huyết.
Dùng 50g đậu xanh nguyên vỏ, 100g gạo nếp, ninh nhừ. Sau khi đậu xanh và gạo chín, cho mướp đã thái nhỏ vào, đợi sôi rồi nêm thêm gia vị cho món ăn thêm thơm ngon.
Chữa tê chân tay bằng các bài thuốc dân gian có ưu điểm an toàn nhờ thành phần thảo dược tự nhiên, dễ dàng thực hiện và không tốn kém chi phí, phù hợp với hầu hết các đối tượng.
Tuy nhiên, các bài thuốc nam trong chữa bệnh xương khớp hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học về hiệu quả. Tác dụng của chúng chủ yếu giảm triệu chứng, phù hợp với tình trạng tê chân tay dạng nhẹ.
Đối với các thể viêm khớp, thấp dạng nặng với triệu chứng tê chân tay nghiêm trọng, các bài thuốc dân gian gần như không phát huy hiệu quả và không thể điều trị triệt để.
Tìm hiểu phương pháp loại bỏ “triệt để” bệnh tê chân tay đã được y học cổ truyền công nhận
Khắc phục được nhược điểm của cả Nam hay và các bài thuốc dân gian, giải pháp an toàn, hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn.
Với nguồn gốc 100% thảo dược tự nhiên, không hề gây ra tác dụng phụ trong điều trị . Đồng thời, ứng dụng các bài thuốc được y văn cổ truyền nghiên cứu và kiểm chứng hàng trăm năm trên hàng triệu bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Theo Nam y, tê chân tay là một biểu hiện của các bệnh lý thấp khớp. Nguyên nhân chính là do phong hàn xâm nhập cơ thể, tích tụ lâu ngày tại các khớp xương, gây đau nhức.
Muốn trị tận gốc bệnh cần phát tán phong hàn, giải nhiệt, giải độc tại các khớp và cơ thể. Đồng thời, kết hợp sản sinh chất nhờn, điều hòa khí huyết, bồi bổ máu nuôi dưỡng khớp xương.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: