Có nên dùng thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng không?
Viêm đại tràng là một căn bệnh thường gặp và rất phổ biến luôn là nỗi ám ảnh của người bệnh . Tình trạng viêm nhiễm của bệnh khiến cho lớp niêm mạc lót trong đại tràng của người bệnh bị tổn thương, các triệu chứng của bệnh thì tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Vào giai đoạn đầu của bệnh, các biểu hiện triệu chứng còn nhẹ chưa nguy hiểm nhiều bệnh nhân thường lựa chọn trị viêm đại tràng bằng bấm huyệt hoặc thuốc nam để cải thiện bệnh và kết quả rất tích cực, khi bệnh đã . Các bài thuốc nam hay rất an toàn lành tính và hoàn toàn không có tác dụng phụ, các bài thuốc nam thực hiện khá đơn giản, không tốn kém tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh. Và hơn hết các cây thuốc nam rất dễ tìm ngay trong vườn nhà bạn.
Ưu điểm khi sử dụng :
Bài thuốc sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và dễ kiếm nên người bệnh có thể dễ dàng tìm được hoặc mua ở các chợ, siêu thị với chi phí thấp
Các bài thuốc dân gian khá an toàn, hạn chế tác dụng phụ nên có thể sử dụng được lâu dài mà không lo tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây.
Nhược điểm:
- Áp dụng phương pháp chữa viêm đại tràng tại nhà theo cách dân gian thường chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị giúp giảm triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh chứ không trị dứt điểm được.
- Đòi hỏi sự kiên trì khi sử dụng vì không có hiệu quả ngay, người bệnh phải dùng thuốc một thời gian dài mới thấy được hiệu quả
- Hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người, bài thuốc này có tác dụng tốt với người này nhưng với người khác lại không có hiệu quả.
Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng tại nhà
Củ riềng
Theo Đông y, riềng có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ. Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm đại tràng từ riềng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Cách 1: Lấy 20g riềng tươi rửa sạch, thái lát và 20g lá lốt cho vào ấm, hãm nước sôi. Sau 20 phút thì rót lấy nước thuốc để uống dần trong ngày.
- Cách 2: Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh 30g. Cho các vị vào ấm, đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút rồi chắt ra uống dần.
- Cách 3: Riềng tươi 20g, lá nhót 20g, lá mã đề 20g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Cách 4: Riềng tươi 20g, Bạch truật 16g, Lệ chi 20g, Quế tốt 8g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Nghệ và mật ong
Mật ong được nhiều người biết đến là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng với sức khỏe như giải độc, giảm đau, sát khuẩn, chữa ho khan, viêm họng, tăng cường thể lực…Nghệ vàng giàu curcumin có tác dụng chống viêm, làm lành vết viêm loét và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Khi kết hợp nghệ với mật ong tạo ra bài thuốc tốt chữa viêm đại tràng hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nghệ tươi 50g
- Mật ong 3 thìa
Thực hiện:
Nghệ tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch sau đó đem xay hoặc chắt lấy nước cất. Tiếp đó, thêm 3 thìa mật ong nguyên chất và nước nghệ và khuấy đều lên. Chia uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn. Cần kiên trì 1 tháng thực hiện sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Lá vối
Các tài liệu Đông y ghi nhận rằng lá vối là một vị thuốc nam có tác dụng tiền tỳ, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hàm lượng tanin rất dồi dào trong lá vối còn được cho là có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột.
Mặt khác lượng tinh dầu rất nhiều trong lá vối còn có đặc tính kháng khuẩn cao nhưng lại không làm ảnh hưởng tới hoạt động của một số lợi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, một số chất kháng sinh thực vật được tìm thấy trong lá vối được còn có thể tiêu diệt được rất nhiều vi khuẩn gây hại.
Có thể sử dụng lá vối để hỗ trợ bệnh viêm đại tràng theo cách sau:
- Cần chuẩn bị khoảng 250g lá vối tươi, nếu không có thì thay thế bằng 100g lá vối khô.
- Đem nguyên liệu trên đi rửa sạch với nước muối loãng rồi vò nát, sau đó cho vào ấm.
- Thêm vào 2 cốc nước rồi sắc trên lửa nhỏ trong 30 phút.
- Sử dụng nước lá vối để uống hằng ngày giống như nước lọc.
Cây khổ sâm
Khổ sâm cho lá cũng là một loại thuốc nam hay mà bạn có thể chọn để dùng chữa bệnh viêm đại tràng. Loại dược liệu này có vị đắng, tính bình, hơi có độc và được quy vào kinh đại tràng. Tác dụng của lá khu phong, khổ sâm lợi niệu, thanh nhiệt táo thấp, sát trùng.
Các nghiên cứu hiện đại cũng nhận định lá khổ sâm có chứa nhiều các thành phần quan trọng. Điển hình nhất là stigmasterol, flavonoid,acid benzoic, alcaloid, β – sitosterol, terpenoid… Chúng có khả năng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa rất tốt.
Nước sắc từ lá khổ sâm có tính kháng khuẩn mạnh nhờ đó mà có thể ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm đại tràng. Tiêu biểu nhất là trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng hay liên cầu khuẩn nhóm B.
Cách thực hiện:
- 20g lá khổ sâm đã phơi khô và rửa sạch.
- Đun cùng 60ml nước khoảng 10 phút.
- Gạn lấy nước để uống chia uống thành 2 lần trong một ngày.
- Nếu có lá tươi thì sử dụng 8 lá nhai trực tiếp.
Nha đam
Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, nha đam là dược liệu có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, làm mát gan, nhuận tràng, thông tiện,… Chính vì những đặc điểm trên mà nha đam được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc để điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm đại tràng.
Y học hiện đại cũng đã tìm thấy, nha đam chứa một số thành phần dược tính có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Khi sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm lành tổn thương, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn, dùng dao gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch phần mủ bên ngoài.
- Cho phần gel nha đam thu được vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi đổ ra chậu, cho 500ml mật ong vào trộn đều lên. Cho hỗn hợp này vào trong ngăn mát tủ lạnh bảo quản để sử dụng từ từ.
- Mỗi lần chỉ lấy khoảng 30ml hỗn hợp mật ong nha đam pha với nước ấm để uống. Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày, kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng là thấy các triệu chứng của bệnh dần chuyển biến tích cực.
- Người bệnh tuyệt đối không nên quá lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng, nha đam là dược liệu có tính mát nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy.
Lưu ý khi chữa viêm đại tràng từ bài thuốc nam hay dân gian
Những bài thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng ở trên được lưu truyền chủ yếu qua phương thức truyền miệng, hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại. Vì vậy khi áp dụng bạn cần phải cẩn thận và lưu ý một số điều dưới đây:
- Thành phần dược tính bên trong dược liệu khá thấp, khi sử dụng để điều trị bệnh sẽ mang lại hiệu quả rất chậm. Vì vậy, khi lựa chọn điều trị bệnh bằng các bài thuốc này thì người bệnh cần phải thực hiện đều đặn trong thời gian dài để cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất một cách từ từ và dần phát huy công dụng.
- Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị người bệnh cần phải hết sức cẩn thận, tránh sử dụng các loại dược liệu mà cơ thể bị dị ứng để chữa bệnh.
- Chỉ nên sử dụng các bài thuốc dân gian này để điều trị bệnh viêm đại tràng mức độ nhẹ và mới tiến triển. Còn ở những trường hợp bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính hoặc bùng phát cấp tính thì không nên áp dụng vì sẽ không mang lại hiệu quả điều trị.
- Hiệu quả mà các bài thuốc trên đem lại còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, ở một số trường hợp sau khoảng thời gian dài kiên trì sử dụng các bài thuốc trên nhưng vẫn không thể mang lại hiệu quả chữa trị. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được quá phụ thuộc vào phương pháp chữa bệnh này.
- Khi sử dụng các bài thuốc này để điều trị viêm đại tràng, nếu thấy cơ thể bị dị ứng hoặc các triệu chứng của bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám để được hướng dẫn can thiệp đúng cách.
- Sau thời gian dài sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh viêm đại tràng, nếu thấy tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến tốt thì bạn nên tìm đến phương pháp điều trị khác giúp mang lại hiệu quả tích cực hơn.
- Hình thành thói quen ăn uống hợp lý và khoa học, ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng lỏng dễ tiêu hóa (như cháo, súp, canh, hấp, luộc,….) và hạn chế các món ăn khó tiêu (đồ chiên xào, chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp,…) để tránh gây đầy bụng khó tiêu.
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuyệt đối tránh xa các loại nước giải khát chứa nhiều đường hóa học, đồ uống có gas, rượu bia, chất kích thích,…
- Không nên làm việc quá sức khiến cơ thể bị rơi vào trạng thái căng thẳng, stress. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây hại và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
Các bạn nên chú ý các bài thuốc nam trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không điều trị dứt điểm bệnh. Hơn thế các bài thuốc trên chỉ là kinh nghiệm dân gian truyền miệng chưa có chứng minh của các nhà khoa học. Vì thế khi sử dụng các bài thuốc trên bạn nên thận trọng điều trị, nếu có dầu hiệu gì bất thường nên đến các cơ sở y khoa có chuyên môn để kịp thời điều trị.
Ngay hôm nay, đã có giải pháp dứt điểm viêm đại tràng từ Đông Y
Theo Đông y, viêm đại tràng sinh ra bởi 4 yếu tố chính:
- Ngoại tà xâm nhập: Mầm bệnh từ bên ngoài tấn công
- Thất tình nội thương: Yếu tố tinh thần, lo lắng, stress, buồn phiền, cáu giận gây ra
- Ẩm thực bất điều: Ăn uống không khoa học, sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn dầu mỡ, điều trị kháng sinh kéo dài gây rối loạn tiêu hóa
- Tỳ vị hư: Thể chất suy nhược, ăn uống kém, hoặc bệnh tật khiến tỳ vị và đại tràng hoạt động kém, lâu ngày dẫn tới viêm đại tràng.
Đông y quan niệm chữa bệnh phải chữa từ gốc. Các biện pháp dùng thuốc Tây, hay bài thuốc dân gian hiện nay chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng trong khoảng thời gian ngắn. Vì thế bệnh vẫn có thể tái phát thường xuyên.
Đông y là giải pháp giàu ưu điểm nếu muốn loại bỏ tận gốc viêm đại tràng nhờ tác động vào chính 4 nguyên nhân trên.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: