Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc nam hay hiệu quả cực kì

Cao chè vằng nguyên chất

Một số thảo dược tốt giúp cho bệnh trĩ và táo bón

Trĩ là một bệnh của tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thì thành tĩnh mạch bị giãn ra, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở hậu môn thì được gọi là trĩ (lòi dom). Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do táo bón lâu ngày tạo ra sức ép khiến các thành mạch ở búi tĩnh mạch hậu môn bị giãn và bị tổn thương kéo theo các viêm nhiễm, lâu ngày sẽ gây trĩ. Thói quen ăn uống ít chất xơ, rau quả cũng dễ gây táo bón và trĩ. Phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị trĩ do sức nặng của bào thai và chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Những người hay ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động cũng dễ bị trĩ.

Phòng chống bệnh trĩ và chứng táo bón: cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và rau quả tươi, uống nhiều nước. Các bác sĩ khuyên nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể có đủ nước. Nên tập thói quen đi cầu đều đặn vào mỗi giờ nhất định trong ngày để tránh táo bón, nhất là đối với trẻ em. Rửa sạch hậu môn bằng nước sạch sau khi đi cầu là một biện pháp hiệu quả để tránh tĩnh mạch bị viêm nhiễm. Với những người làm việc ở văn phòng, cần tích cực vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên.

Từ ngàn đời nay, Đông v đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu quả. Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng Việt Nam đã dày công nghiên cứu về các thảo dược rất hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ:

Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hoa Hòe chứa nhiều rutin là một flavonoid aglycon. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….

Củ nghệ (Curcuma domestica) chứa một hoạt chất chính là Cureumin, có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gôc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

– Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì rịt vào hậu môn.

– Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.

Cách Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý:

Lấy 100g lá và 5g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi s ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.

Trồng cây thiên lý rất dễ, không tốn đất, có thể làm giàn trên lối đi, sân thượng. Muốn thu hoạch quanh năm, cần thắp đèn điện ban đêm vào lúc trái vụ (tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Nên bón phân hữu cơ, phân đạm, lân (không dùng phân kali vì loại phân này dễ làm rụng lá).

Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng:

+ Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g có nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Cách trị bệnh trĩ đơn giản

Ngoài các bài thuốc chữa bệnh trĩ quen thuộc của dân gian như dùng diếp cá, quả sung hay hoa hòe thì cũng có một số bài thuốc khác tuy ít phổ biến hơn nhưng lại đem lại kết quả khả quan.

Xà sàng tử: 40g, cam thảo 40g, tán thành bột, trộn đều, ngày uống 9g, chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Ổi vừa chín tới, gọt bỏ vỏ ăn một ngày vài quả. Bạn kiểm chứng sẽ thấy cái hay của bài thuốc này. Nếu như ăn cả vỏ thì có thể gây táo bón, nhưng nếu gọt vỏ thì có tác dụng như thuốc nhuận tràng.

Bài thuốc kinh nghiệm trị trĩ từ trái ổi của đồng bào dân tộc Mường.

Ổi chín tới to vừa phải cạo hết vỏ và bỏ lõi mỗi ngày ăn 3 quả, ăn liên tục 10 – 20 ngày sẽ có kết quả tốt.

Trĩ ngoại (búi trĩ tĩnh mạch ở dưới cơ thắt hậu môn và trôi ra ngoài, nhìn thấy bằng mắt thường): Ngoài ăn như trên hằng ngày lấy một lượng vừa đủ lá ổi tươi sắc kỹ ngâm rửa hậu môn từ 20 – 30 ngày.

Tại sao quả ổi lại chữa được bệnh trĩ?

Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng săn se da niêm mạc, co mạch, sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương.

Thịt quả ổi có tác dụng nhuận tràng, kiện tỳ vị, ối chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, nhuận tràng, thường dùng trong các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại, ăn uống không tiêu, xuất huyết, đái tháo đường…

Dưới nhãn quan của y học hiện đại, trong 100g ổi có chứa: nước 80,6g, gluxit 17,3g, protean 1,0g, lipit 0,4g, tro 0,7g, các chất khoáng vi lượng: Ca 15mg, P 24mg, Fe 0,7mg, vitamin A 7microgam, vitamin B1 0.05mg, vitamin C 486mg.

Ngoài ra, ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols.

Hơn nữa, ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hóa cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mạn tính như suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lở loét, mụn nhọt, trĩ, tiểu đường.

– Rau sam tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra.

– Chữa hậu môn sưng đau, lở nứt, lòi dom (sa trực tràng): Chua me đất, rau sam, mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa, 1-2 lần/ngày.

 

Thuốc xông, rửa tại chỗ

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

– Bài thuốc xông ngâm: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi, dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội, dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

– Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

– Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộc qua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu 12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g, sắc lấy nước ngâm rửa trong 1õ phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

 

Thuốc uống trị bệnh trĩ

– Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa – nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

– Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

– Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

 

Trị các loại trĩ khác nhau bằng thuốc dân gian

– Trị trĩ, mạch lươn chảy máu: Bạch chỉ tán nhỏ mỗi lần dùng 8g với nước cơm (Hành giản trân nhu).

– Trị trĩ ra máu do nghiện rượu: 1) Hoàng liên nấu với rượu cho khô, tán nhỏ, luyện hồ làm viên, mỗi lần uống 30-40 viên. 2) Lá thanh hao (dùng lá thì không dùng cành, dùng cành thì không dùng lá), tán nhỏ, hễ máu ra trước phân thì uống với rượu và nước (Hành giản trân nhu).

– Trị mạch lươn chảy nước (do thận hư): Dùng khiên ngưu, sao, tấn nhỏ 10g, cật heo mổ ra, lóc bỏ màng, dồn thuốc trên vào, ngoài bọc kín, đem vùi trong lửa cho chín mà ăn và uống rượu, sẽ hết chảy nước ra nữa (Hành giản trân nhu).

– Trị mạch lươn bí tiểu, đau nhiều: Hạt hồi 3 hạt, long não 1 miếng bằng đầu ngón tay út. Ban miêu, đàn ông thì dùng con dài mà bé, đàn bà thì dùng con mập mà ngắn, 70 con, tán nhỏ, quết với táo nhục làm viên, uống với nước ấm. Khi xuất ra, dùng Mần tưới, Cam thảo nghiền nhỏ sắc cho uông để giải độc (Hành giản trân nhu).

– Trị trĩ mạch lươn táo bón: Hoàng liên, chỉ xác, bằng nhau, tán nhỏ, luyện hồ thành viên. Khi đói uống 50 viên với nước sẽ dễ nhuận trường (Hành giản trân nhu).

– Trị 5 thứ trĩ, đỏ, sưng lâu ngày không khỏi biến thành mạch lươn: Hoa mồng gà, cỏ seo gà, đều 1 lạng, nấu nước năng rửa luôn (Hành giản trân nhu).

– Trị mạch lươn ở tiền âm, hậu âm: Khổ sâm, nấu nước rửa hàng ngày (Hành giản trân nhu).

– Trị trĩ mạch lươn ở hậu môn, thịt thối thành lổ hay lòi ra như cái vú của con chuột, đau ngứa, chảy nước: Xích thạch chi 4g, đảm phàn, hài nhi trà, nhũ hương, một dược, thiên hoa phấn, đều 2g, băng phiến 1,2g, xạ hương 0,8g, đều nghiền bột, để khô, rắc vào chỗ đau khỏi ngay (Hành giản trân nhu).

– Trị trĩ đau không chịu được: 1) Mộc miết tử (hạt gấc) mài nước đặc, xát vào ( mài với dấm lâu năm càng tốt). Ban đầu cảm thấy đau lắm, một lúc sau sẽ thấy hết đau ngay, hết sưng. Rất thần hiệu. hoặc dùng giấy thấm thuốc, dán vào cũng được; 2) Đầu con ễnh ương phơi trong râm cho khô (âm can), đốt lấy khỏi xông. Công hiệu lạ thường (Nghiệm phương tân biên).

– Trị nội trĩ không xuất ra: Thảo ô nghiền bột; trộn nước dán vào giang môn. Trĩ ra ngay, rồi dùng thuốc xoa lên (Nghiệm phương tân biên).

– Trĩ nội trĩ sưng đau: 1) 6 lạng ruột già heo, 10 con trùng, nấu nhừ, bỏ trùng, ăn ruột già. Rất công hiệu (Nghiệm phương tân biên); 2) Dùng nước mật lợn đực bôi vào chỗ bị trĩ, ngày 1-2 lần, thích dụng với bệnh nhân trĩ sưng đau.

– Trị mạch lươn không thu miệng: Lô cam thạch (chế với nước tiểu trẻ em), mẫu lệ, đều bằng nhau, tán nhỏ, ngoài nhét thuốc trị bệnh trĩ này, trong cho uống.(Nghiệm phương tân biên).

– Trị trĩ ra máu: bồ hoàng bột 1 muỗng uống với nước, ngày 3 lần (Trửu hậu phương- Trung dược lâm sàng dược lý học).

– Trị trường trĩ hạ huyết: Xích tiểu đậu 300g, khổ tửu 500ml, nấu chín, phơi khô, lại tầm cạn hết rượu thì thôi nghiền bột, uống với rượu 4g, ngày 3 lần (Trửu hậu phương – Trung dược lâm sàng dược lý học).

– Trĩ đau nhức: Ngô công, bỏ đầu, chân, sấy khô tán nhỏ, hòa ít Long não, thêm ít nước hay rượu bôi lên (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: