Dưới đây là 5 loại cây thuốc Nam có tác dụng điều trị bệnh gút tốt, được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả.
1. Điều trị bệnh gút bằng cây sói rừng
Cây sói rừng hay còn gọi là cửu tiết trà, mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Theo y học cổ truyền, cây sói rừng có vị cay, tính bình được xem là loại thuốc quý có tác dụng tiêu độc, giảm đau, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch. Thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp và đặc biệt là bệnh gút.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, dịch tiết từ cây sói rừng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, thường được sử dụng để bào chế ra các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, giảm viêm sưng hiệu quả.
Bên cạnh đó, loại cây này có tác dụng giảm thiểu acid uric trong máu rất hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng đau nhức do bệnh gút gây ra. Bạn có thể sử dụng cây sói rừng để điều trị bệnh gút theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu:
- 30 gram rễ cây sói rừng tươi hoặc khô
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây sói rừng
- Đem cho vào nồi sắc với 1,5 lít nước đến khi còn 1 lít
- Lọc lấy nước để sử dụng uống hàng ngày
- Kiên trì thực hiện cách này, sau một thời gian bệnh gút sẽ có dấu hiệu thuyên giảm
2. Điều trị bệnh gút bằng lá tía tô
Lá tía tô là loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực của người Việt, thường được sử dụng để điều trị các bệnh cảm thông thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của lá tía tô có chứa 40% tinh dầu béo, có tác dụng giảm đau, chống viêm, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn. Đặc biệt là tác dụng ngăn chặn nguy cơ phát triển nặng của bệnh gút.
Một số nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, các chất trong loại rau này có tác dụng ức chế các enzym xanthine oxidase – loại enzyme thúc đẩy sự hình thành acid uric. Vì vậy, lá tía tô có khả năng chống viêm, lợi tiểu giúp đào acid uric trong máu, giúp người bệnh giảm đau nhức.
Lá tía tô được xem là loại cây có tác dụng điều trị bệnh gút rất tốt. Khi bị lên cơn đau gút cấp, người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để điều trị bệnh gút theo hướng dẫn sau đây:
Bài thuốc đắp
Nguyên liệu:
- Cành non và lá tía tô
Cách thực hiện:
- Lấy cành non và lá tía tô rửa sạch rồi giã nát
- Sử dụng đắp vào vùng khớp bị sưng viêm
- Sau 1 – 2 giờ thì thay một lần
- Cách này giúp cải thiện cơn đau và viêm khớp
Bài thuốc uống
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá tía tô
Cách thực hiện:
- Lá tía tô đem rửa sạch, cho vào ấm với một ít nước đem sắc
- Lọc lấy nước uống làm giảm đau nhanh chóng
- Nếu lười sắc thuốc, bạn cũng có thể ăn sống lá tía tô giúp giảm đau nhanh chóng
- Uống nước lá tía tố giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, tích cực đào thải acid uric ra ngoài giúp cải thiện bệnh gút
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thường xuyên sử dụng lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày cũng rất tốt cho quá trình điều trị bệnh gút.
3. Điều trị bệnh gút bằng lá sa kê
Theo y học cổ truyền, lá sa kê có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị cao huyết áp, tiểu đường, tiêu chảy,… Đặc biệt, lá sa kê còn được sử dụng như một bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh gút nhờ đặc tính lợi tiểu, mát gan, tăng cường đào thải các chất độc trong cơ thể. Từ đó, giúp làm giảm lượng acid uric trong máu, ngăn ngừa bệnh phát triển.
Trong các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá sa kê có chứa lượng lớn Polyphenol. Đây là hoạt chất sinh học có khả năng ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể, chống oxy hóa và ức chế men α-glucosidase, α-amylase gây bệnh gút. Sa kê là loại cây thuốc nam dùng để điều trị bệnh gút, được rất nhiều người công nhận hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 4 – 5 lá sa kê
Cách thực hiện:
- Lấy lá sa kê đem rửa sạch, nấu với 2 lít nước
- Lọc lấy nước để uống mỗi ngày giúp bệnh khỏi nhanh chóng
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng lá sa kê kết hợp với dưa leo, cây cỏ xước giúp thanh nhiệt, trừ thấp.
Lưu ý: Bên trong lá sa kê ngoài tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu nó còn có chứa một số độc tố. Người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng và khoảng thời gian nhất định, nếu sử dụng lâu ngày, độc tố tích tụ có thể gây ngộ độc.
4. Điều trị bệnh gút bằng lá lốt
Theo y học dân gian, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm giúp trừ khí lạnh, làm ấm bụng, giảm đau. Thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, bệnh gút, ăn không tiêu. Trong y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá lốt có chứa nhiều chất sinh học tự nhiên có tính sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau, có thể làm giảm triệu chứng của bệnh gút.
Dưới đây là hai cách điều trị bệnh gút bằng lá lốt bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Bài thuốc uống:
Nguyên liệu:
- 5 – 10 lá lốt khô
Cách thực hiện:
- Lấy lá lốt khô đã chuẩn bị, sắc với 2 chén nước
- Đợi đến khi nước cạn còn lại 1 chén thì bỏ ra bát
- Sử dụng để uống sau bữa tối
- Uống liên tục trong 10 ngày người bệnh sẽ thấy cơn gút được đẩy lùi, thanh lọc cơ thể
Bài thuốc ngâm
Nguyên liệu:
- 30 gram lá lốt
- 1 lít nước
- một ít muối
Cách thực hiện:
- Bỏ lá lốt vào nồi, cùng với nước đem đun sôi
- Thêm một chút muối khuấy đều
- Chờ đến nước nguội bớt có thể sử dụng để ngâm chân tay khoảng 30 phút
5. Điều trị bệnh gút bằng lá trầu không
Y học hiện đại đã chỉ ra, tinh dầu bên trong lá trầu không có chứa betel-phenol, có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, lá trầu không có thể giúp phục hồi các khớp bị hư tổn, cải thiện rối loạn tiêu hóa và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, trầu không là loại cây được sử dụng trong các bài thuốc điều trị gút rất tốt.
Nước dừa có tác dụng khử độc tốt, làm giảm quá trình hình thành axit lactic là nguyên nhân gây ra cơn đau gút sau mỗi lần uống rượu. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải acid uric.
Kết hợp lá trầu và nước dừa để điều trị bệnh gút là phương pháp rất hiệu quả, lành tính bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Nguyên liệu:
- 100 gram lá trầu không tươi
- 1 quả dừa tươi
Cách thực hiện:
- Lá trầu đem rửa sạch, thái nhuyễn.
- Cho lá trầu vào với nước của một quả dừa, ngâm hỗn hợp trong 30 phút.
- Bỏ bã, chắt lấy nước để uống 1 bát vào mỗi buổi sáng khi chưa ăn gì.
- Đợi đến khi đi tiểu hết mới ăn sáng.
- Thực hiện đều đặn trong 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng của bệnh gút được cải thiện.
Những lưu ý khi điều trị bệnh gút bằng thuốc nam
Trong quá trình điều trị bệnh gút bằng các loại cây thuốc nam, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
- Không được sử dụng bia rượu, các chất kích thích, thuốc lá.
- Nên tiến hành giảm cân khi cơ thể đang ở trong tình trạng béo phì, uống nhiều nước trong ngày để tăng cường đào thải độc tố cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây, các loại quả có màu đỏ tím để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh như đạm, purine.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường độ linh hoạt, dẻo dai của xương khớp. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan không nên để cơ thể bị stress, căng thẳng.
- Tốt nhất, trước khi áp dụng phương pháp điều trị bệnh gút bằng thuốc nam, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: