Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chiêu liêu (cây kha tử) giúp điều trị tả lỵ và ho lâu ngày không khỏi ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất

Thời tiết chuyển mùa và thay đổi đột ngột khiến nhiều người dễ bị cảm ho. Bên cạnh đó, các chứng ho kinh niên, ho có đờm kéo dài dai dẳng cũng gây nhiều phiền toái cho công việc và cuộc sống. Đáp ứng thực trạng đó, nhiều loại thuốc ho từ thảo dược đã ra đời, từ dạng thuốc thang, thuốc viên đến si rô ho.

Trong nhiều loại thảo dược ở miền Nam thì cây chiêu liêu, hay còn gọi là kha tử (có quả dùng làm thuốc) cũng được xem là thuốc chuyên trị các bệnh về ho, đặc biệt là ho lâu năm, ho có đờm.

Vài nét về cây chiêu liêu

Cây chiêu liêu (kha tử) có tên khoa học là Terminalia chebula, thuộc họ Trâm bầu: Combretaceae (1).

Trong thuocnam.mws.vn, bộ phận được dùng làm thuốc của cây là quả chín đã phơi hay sấy khô. Chiêu liêu có hoa màu trắng, giống như hoa tràm nhưng quả khô thì lại khá giống quả dành dành, lá tròn nhọn và có lông phủ, vỏ thân gỗ nứt nẻ theo chiều dọc.

Ở Việt Nam, cây chủ yếu mọc ở các tỉnh phía Nam và cho gỗ khá tốt (gỗ nhóm III). Ngoài hai tên gọi trên, cây chiêu liêu còn có các tên khác như chiêu liêu hồng, xàng, tiếu, ha tử, đại kim quả… (2) (3).

Quả chiêu liêu

Những công dụng chính của quả cây chiêu liêu

Quả chiêu liêu hơi chát nhẹ và hơi chua nhưng tính mát. Đây là vị thuốc thường dùng trong nhiều bệnh liên quan đến phổi, hệ tiêu hóa cũng như một số bệnh phụ khoa, nam khoa thường gặp. Có thể kể ra đây một số tác dụng chính của quả chiêu liêu như:

  • Điều trị ho, ho mất tiếng.
  • Đổ mồ hôi trộm.
  • Giúp sát trùng đường ruột.
  • Điều trị tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ mạn tính.
  • Điều trị bệnh trĩ, lòi dom.
  • Điều trị di tinh ở nam, huyết trắng ở nữ.

Liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 3 – 6 g sắc với khoảng 500ml nước, đun cạn lấy 200ml để uống trong ngày hoặc tán bột mịn để sử dụng, hay làm thành viên đều được. Ngoài ra, ở Nepal, người ta còn dùng quả chiêu liêu để giảm đờm, điều trị viêm họng bằng cách lấy một quả nướng trên than hồng rồi nhai chầm chậm (2) (3).

Một số bài thuốc thường gặp

  • Ho lâu ngày không khỏi: Quả chiêu liêu có tính bổ, thông vào phổi nên có tác dụng điều trị bệnh ho kinh niên, lâu ngày không khỏi. Cách dùng: kết hợp chiêu liêu và đảng sâm, mỗi loại 4 g, sắc trong 400 ml nước, khi còn 200 ml nước thì chia ra 3 lần uống trong ngày (2).
  • Ho đờm và suyễn lâu ngày: Quả chiêu liêu còn được dùng kết hợp trong bài thuốc điều trị ho đờm dai dẳng và suyễn lâu ngày không khỏi. Đơn thuốc gồm 8 g mỗi vị sau: quả chiêu liêu, hạt na rừng, sâm nam, hạt tía tô, hạt cải trắng và mạch môn đông, mỗi ngày dùng 1 thang (3).
  • Đau bụng, tiêu chảy lâu ngày, lỵ mạn tính: Quả chiêu liêu là thảo dược nhuận tràng và rất có lợi với hệ tiêu hóa. Đặc biệt, quả có tác dụng nổi trội trong điều trị các bệnh về đường ruột như tiêu chảy lâu ngày và lỵ mạn tính. Đối với những trường hợp này, các bệnh nhân có thể tham khảo nhiều bài thuốc có vị chiêu liêu. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu đơn thuốc có các vị quen thuộc, dễ tìm, bao gồm: quả chiêu liêu, vỏ quýt chín phơi khô, vỏ quýt xanh phơi khô, cam thảo, bạch đậu khấu và đinh hương. Tất cả các vị trên phơi khô, tán thành bột mịn và uống trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả (liều lượng tùy vào chỉ định của thầy thuốc cho từng tình trạng bệnh cụ thể) (3).

Hạt chiêu liêu khô

Những nghiên cứu đáng chú ý về hoạt tính của chiêu liêu

Có thể nói, cây chiêu liêu là một trong những thảo dược được chú ý khá nhiều về giá trị y học. Qua các kết quả nghiên cứu, quả chiêu liêu đã cho thấy tiềm năng làm thuốc và điều trị nhiều bệnh thường gặp. Có thể kể ra đây một số hoạt tính đáng chú ý của vị thuốc này như:

  • Tác dụng chống oxy hóa: Các gốc tự do (oxy hóa) có thể gây ra nhiều tác hại đối với tế bào trong cơ thể và là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các bệnh về thận, tim mạch, trí não, lão hóa và cả ung thư… Mặt khác, nhiều thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày (như rau quả, thảo dược) đều ít nhiều có khả năng chống oxy hóa. Trong đó, vị thuốc chiêu liêu cũng có khả năng chống oxy hóa đáng kể (qua khảo sát 6 chiết xuất và 4 hợp chất tinh khiết từ chiêu liêu) (4). Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cơ thể khỏi bệnh và khỏe mạnh khi dùng chiêu liêu làm thuốc.
  • Chống ung thư: Hiệu quả chống ung thư của quả chiêu liêu đã được khảo sát cụ thể bằng các thí nghiệm trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Kết quả cho thấy chiết xuất này có khả năng ức chế sự sản sinh và phát triển của tế bào ung thư, đồng thời tiêu diệt tế bào ung thư (tùy vào liều lượng thử nghiệm). Trong đó, các dòng tế bào ung thư dược khảo sát là: ung thư vú ở người MCF – 7, ung thư vú ở chuột S115, ung thư xương ở người HOS – 1, ung thư tuyến tiền liệt ở người PC – 3 (5).
  • Chống tiểu đường: Quả chiêu liêu còn được xem xét về khả năng chống tiểu đường qua thí nghiệm trên chuột. Kết quả sau 30 ngày thử nghiệm cho thấy chiết xuất quả chiêu liêu giúp giảm đường huyết đáng kể và có thể so sánh với thuốc điều trị tiểu đường nổi tiếng là Glibenclamide (6).
  • Bảo vệ gan: Ngày nay, việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh vẫn kèm theo nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại, nhất là đối với các cơ quan nội tạng như gan và thận. Vì vậy, chiết xuất từ quả chiêu liêu (trong etanolic 95 %) cũng đã được xem xét về hoạt tính bảo vệ gan và cho thấy hiệu quả ngăn ngừa đáng kể đối với nhiễm độc gan do dùng các thuốc Rifampicin (RIF), Isoniazid (INH) và Pyrazinamide (PZA) (7).

Lưu ý

  • Liều lượng: Quả chiêu liêu dùng với liều 3 – 6 g thì điều trị tiêu chảy, ngược lại, nếu dùng quá liều sẽ gây tiêu chảy nặng hơn (3). Vì vậy, cần cẩn trọng về liều lượng khi dùng chiêu liêu làm thuốc.
  • Đối tượng: Những người ngoại tà chưa giải, nội hữu thấp nhiệt không được dùng (8).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: