Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chia sẻ một số bài thuốc nam hay giúp chữa bệnh từ cây hoa Nhài

Cao chè vằng nguyên chất
  • Cây lá dứa và một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ
  • Khám phá công dụng thần kì của những loại cây dại từng bị “hắt hủi”
  • Lá đu đủ – vị thuốc nam hay tuyệt vời dành cho sức khỏe con người

Thông tin cần biết về cây hoa Nhài

Cây hoa nhài còn được gọi với một số tên khác là Nhài đơn, nhài kép, mát lợi hay mạt lị… có tên khoa học: Jasminum sambac (L.), Ait; thuộc họ Nhài – Oleaceae. Hoa nhài thuốc loại cây nhỡ có khi leo, cao 0,5m -3 m, có nhiều cành mọc xòa ra. Lá hình trái xoan bầu dục, bóng cả hai mặt, có lông ở dưới, ở kẽ những gân phụ. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, thơm ngát. Quả hình cầu, màu đen bao bởi đài tồn tại, có 2 ngăn. Dân gian thường dùng hoa nhài để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn.

Trong thuocnam.mws.vn, Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt , tính mát. Có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu , lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.

Thành phần hóa học có trong cây hoa Nhài

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong hoa nhài có một chất béo thơm, hàm lượng 0,08 %. Thành phần chủ yếu của chất béo này là parafin, ester formic acetic-benzoic-linalyl và este anthranylic metyl và indol.

Vận dụng cây hoa Nhài vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Hoa Nhài có hoa màu trắng nổi bật và mùi thơm

  • Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn thức ăn sống lạnh: Hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống trong 4 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600 ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày.
  • Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, cho 300 ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm, uống được, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Hoặc hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hàng ngày. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
  • Trị mất ngủ: Rễ Nhài 1g-1,5 g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống. Hoa nhài 10 g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày. Hoặc hoa nhài 6 g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
  • Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10 g, hoa hòe 10g, kim cúc 6 g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
  • Chữa nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200 g. Cách chế biến: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3 – 5 lần.
  • Trị rôm sẩy: Lá Nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu.
  • Chữa ngoại cảm phát sốt, ỉa chảy: Hoa Nhài 6 g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3 g, sắc uống.
  • Trị đau mắt: Hoa nhài 6 g, dùng riêng hay phối hợp với Kim ngân hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9 g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo rằng đối với những người cơ thể suy nhược và phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai thì không nên dùng vị thuốc hoa Nhài để chữa bệnh.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: