Thoạt nhìn cây chè dung giống chè xanh. Tuy nhiên, nó có một số đặc điểm nhận dạng như sau:
- Dáng cây nhỏ với chiều cao trung bình từ 1.5 – 2m, cũng có cây cao đến 3 – 4m.
- Lá cuống ngắn, hình thuôn dài, mọc so le trên cành, bề mặt phẳng. Chiều dài lá khoảng 9 -15cm, rộng 3-6cm. Xung quanh viền lá có các răng cưa xếp thưa nhau.
- Hoa có màu trắng hoặc vàng hơi ngả xanh. Chúng mọc ở nách lá hoặc đầu cành thành từng chùm. Hoa có cuống ngắn, có một lớp lông mịn phủ trên bề mặt; thu hút nhiều ong bướm bởi mùi thơm đặc biệt.
- Quả hình thuôn dài từ 6-10mm. Quả màu nâu, thịt quả có màu đỏ tím, ăn vị hơi ngọt bùi.. Quả chỉ có 1 hạt và phiến đài ở trên quả.
Một số nước có sự xuất hiện chè dung như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia (có tên là: thvet, luot) , Lào (có tên là: mot, kho mươt he, kho meut, dam krong), …Ở Việt Nam, cây phân bố tại các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Hải Phòng…
Trong đó, huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An là nơi có nhiều cây này nhất. Cây thường mọc tự nhiên ở trong rừng sâu, nơi có ít cây cổ thụ vì cây ưa ánh sáng.
Phần lớn bộ phận của cây được dùng làm thuốc, gồm vỏ thân, vỏ rễ cây, lá. Trong đó, lá được dùng phổ biến hơn cả.
Thu hoạch: Dược liệu được thu hoạch vào khoảng tháng 9 -10, thời điểm cây không già cũng không non quá và chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe.
Bào chế: Sau khi thu hái về, người ta sẽ tiến hành sơ chế dược liệu theo cách sau:
- Lá chè: có thể được dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng để dùng dần.
- Thân cây: Dùng dao để tách bóc lớp vỏ cây ra. Sau đó đem phơi khô, sấy khô. Phần thân cây mềm và có màu vàng nâu. Cắt ngang giữa thân sẽ thấy màu đỏ ở giữa lớp bần và lớp mô vỏ, rất dễ gãy vụn.
- Rễ cây: Đào cả cây lên để lấy rễ. Đem bộ rễ rửa sạch sẽ đất cát rồi bóc lấy vỏ rễ. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô hoàn toàn.
Sau khi sơ chế, cho dược liệu vào túi nilon hoặc lọ thủy tinh đóng kín để nơi khô ráo. Nếu dùng lâu, thỉnh thoảng có thể đưa ra phơi lại để tránh mối mọt, ẩm mốc.
Tháng 9-10 là thời điểm thích hợp thu hái dược liệu
Các bài thuốc trị bệnh từ cây chè dung
thuocnam.mws.vn cho biết: Cây thuốc được sử dụng trị bệnh theo nhiều cách khác nhau, có thể pha chè, sắc cùng các loại dược liệu khác lấy nước uống hoặc dùng dạng cao. Dưới đây là một số cách sử dụng chè dung để chữa bệnh:
Bài thuốc giúp hỗ trợ tiêu hóa từ cây chè dung
Cách đơn giản và phổ biến nhất khi dùng vị thuốc này để cải thiện các bệnh đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu là pha chè hoặc sắc với nước. Có 2 cách:
Cách 1: Pha chè
- Nguyên liệu: 1 nắm chè tươi hoặc khô, nước đun sôi
- Cách làm: Rửa sạch chè. Cho nước sôi vào ủ trong khoảng 10-15 phút. Uống thay nước hàng ngày.
Nếu thích uống đặc, bạn có thể pha theo tỉ lệ chè nhiều và uống bằng chén. Còn muốn uống giải khát, có thể pha với tỉ lệ ít chè và uống bằng cốc.
Cách 2: Sắc với nước
- Nguyên liệu: 1 nắm chè tươi hoặc khô, 1-2 lít nước
- Cách làm: Đổ nước vào chè đun sôi. Đun lửa nhỏ cho các hoạt chất trong dược liệu được phân tán ra. Ngày dùng 2-3 lần và uống hết trong ngày, không để qua đêm.
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày có thể sử dụng bài thuốc sau:
- Nguyên liệu: 120g lá chè, 40g mai mực, 40g nam mộc hương, 20g kê nội kim, 60g hương phụ tử.
- Cách làm: Sao vàng các nguyên liệu trên rồi tán thành bột mịn, đựng trong túi hoặc lọ thủy tinh đóng kín. Mỗi ngày lấy 8g bột pha với nước ấm khoảng 50-60 độ C, hòa tan hết rồi uống.
Uống 2 lần/ngày, trước bữa ăn 1h để thuốc bao bọc dạ dày. Kiên trì sử dụng đều đặn thì sau 1-2 tháng sẽ thấy các triệu chứng cải thiện rõ.
Bài thuốc thải độc gan
Ngoài cách pha chè thông thường, để giúp gan đào thải độc tố thì người dùng có thể thực hiện theo cách sau:
- Nguyên liệu: Vỏ thân cây chè dung 40g, mật ong
- Cách làm: Nghiền vỏ thân thành bột mịn. Mỗi lần dùng trộn 8g bột với 2g mật ong rồi ăn. Ngày dùng chè 2 lần để có hiệu quả.
Chè dung là một dược liệu lành tính. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có hiệu quả, chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn nhé!
Gửi câu hỏi cần giải đáp: