Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chế độ ăn 4 đừng và 4 đủ giúp người bị bệnh Gan sống lâu năm hơn hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Chế độ ăn “4 đừng”

Muốn điều trị bệnh gan một cách hiệu quả, trước hết, người bệnh cần loại bỏ thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của gan. Chế độ ăn “vi phạm” 4 nguyên tắc sau sẽ khiến gan phải lọc thải vất vả và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.
–    Đừng ăn nhiều đồ ngọt: Đường chỉ nên ăn trong khoảng cho phép. Người bệnh gan không nên ăn trên 25gr/ngày – tương đương 5 thìa cà phê đường. Đường không chỉ khiến cơ thể nhanh lão hóa, tăng cân béo phì, stress…  mà còn khiến gan “nặng trĩu”. Đường từ trái cây tự nhiên, mật ong, tinh bột sẽ tốt hơn các loại đường trong bánh kẹo, mứt…
Hình ảnh Chế độ ăn 4 đừng và 4 đủ giúp người bệnh gan sống lâu
Đường từ trái cây là đường tự nhiên
–  Đừng ăn mặn: Muối là loại thực phẩm được khuyến cáo ăn hạn chế nhất, bởi chúng gây tác hại không nhỏ tới sức khỏe. Muối gây tăng nước trong tế bào, từ đó tích nước trên mặt hoặc hai chân của người bệnh gan. Ngoài ra, loại gia vị này còn tăng huyết áp và đẩy nhanh quá trình xơ gan. Vì vậy, chỉ nên ăn dưới 5gr muối/ngày.
Hình ảnh Chế độ ăn 4 đừng và 4 đủ giúp người bệnh gan sống lâu
Nhớ: Muối nằm trong nước chấm hoặc các loại thực phẩm muối mặn
– Đừng ăn quá béo: Nội tạng động vật, thịt mỡ, các món ăn chiên xào, quá nhiều dầu mỡ làm tăng cholesterone và tăng áp lực lên gan. Người bệnh gan không nên ăn nhiều, những loại thực phẩm này.
– Đừng uống bia rượu: Đã bị bệnh gan thì không uống bia rượu. Bia rượu là liều “thuốc độc” cho lá gan, khiến bệnh gan trở nặng và xơ hóa nhanh hơn. Người bị bệnh gan không nên uống bia rượu nhưng nhất định phải uống đủ nước lượng nước cần cho cơ thể tròn một ngày (1,5-2 lít/ngày).

Chế độ ăn “4 đủ”

Chỉ loại bỏ những thói quen ăn uống gây bất lợi cho gan thôi chưa đủ. Lá gan cần nguồn dinh dưỡng thích hợp để có đủ sức khỏe chống chọi với bệnh gan. Người bệnh gan nên ăn và đảm bảo:
–  Đủ chất đạm: Lượng đạm tối thiểu cần thiết mỗi ngày cho người bình thường không thường xuyên vận động là 0,8/kg trọng lượng cơ thể. Ở giai đoạn nhẹ, nếu là người hoạt động nhiều, nhân đôi (hoặc nhân 2,5) con số đó lên để duy trì sức khoẻ. Người bị bệnh gan ở giai đoạn nhẹ nên duy trì lượng đạm trung bình theo cân nặng kể trên. Bước vào giai đoạn nặng như viêm gan mạn thì duy trì 1-1,5g/kg cân nặng/ngày. Xơ gan thì 1g/kg cân nặng/ngày. Thịt trắng như thịt gà hay cá, các loại đậu, hạt sẽ tốt hơn thịt từ bò hay heo.
– Đủ chất béo: Giới hạn chất béo nên tiêu thụ trong ngày là khoảng 30g tương đương 5 thìa cà phê dầu, mỡ. Người bệnh gan chỉ nên ăn chất béo trong khoảng từ 15-30gr. Các loại dầu chiết xuất từ thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành sẽ tốt hơn dầu động vật.
Hình ảnh Chế độ ăn 4 đừng và 4 đủ giúp người bệnh gan sống lâu
1 thìa dầu thông thường là 5g chất béo
–  Đủ chất xơ: Chất xơ được ví như cây chổi làm nhiệm vụ dọn dẹp đường tiêu hóa. Đối với người bị bệnh gan, chất xơ vô cùng cần thiết. Lúc này, chức năng lọc máu của gan hoạt động không tốt. Chất xơ sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm tải “sức nặng” cho gan. Chất xơ tan trong các loại rau, củ, trái cây, các loạt hạt và đậu… giúp điều hòa đường trong máu và giảm cholesterol.
Hình ảnh Chế độ ăn 4 đừng và 4 đủ giúp người bệnh gan sống lâu
Chất xơ
–   Đủ vitamin, khoáng chất: Khi bị bệnh gan, chức năng hòa tan các vitamin (A, D, E…) bị ảnh hưởng. Sự thiếu hụt của các vitamin và các khoáng chất làm cơ thể bị giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây tươi (cam, quýt, đu đủ, cà rốt, cà chua…), rau lá xanh (súp lơ xanh, cải bó xôi, rau muống, rau ngót, măng tây…) sẽ nguồn dinh dưỡng dồi dào, cần thiết đối với người bị bệnh gan. 400 – 600gr rau xanh + trái cây/ngày là con số lý tưởng để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho mỗi bệnh nhân gan.
Một điều lưu ý nữa là người bệnh gan nên ăn nhiều bữa trong ngày, 4-6 bữa một ngày là con số lý tưởng trung bình. Chủ yếu ăn vào buổi sáng và giảm dần về chiều tối. Thực phẩm chế biến cho người bệnh nên mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Chế độ ăn ăn nhạt, vừa phải, không quá nhiều gia vị đậm sẽ đảm bảo gan không phải làm việc vất vả. Từ đó, hoạt động “bền bỉ” hơn.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: