Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây xuyến chi (đơn buốt) giúp chữa viêm gan, viêm thận, xương khớp… hiệu quả cực kì

Cao chè vằng nguyên chất

1. Mô tả thực vật

Đơn buốt là một loai cây cỏ mọc hằng năm thành bụi với chiều cao ở khoảng 0,4 – 1m hoặc có thể hơn. Cả phần thân và cành đều có các rãnh chạy dọc và có lông.

Lá đơn, mọc đối nhau và có cuống dài. Lá chét có hình mác, cuống ngắn, mép lá có hình răng cưa to, phần đáy hơi tròn. Lá chét có thể có lông thưa hay không. Phần cành rậm và thường mọc theo nhóm.

Cụm hoa tựa hình đầu, màu vàng, có gai, mọc đơn độc hoặc nhiều hơn ở đầu cành hay nách lá. Hoa có 3 hay 5 cánh màu trắng bao xung quanh nhụy vàng.

Phần nhụy hoa sẽ phát triển thành hạt với dạng quả bế, phần đầu hạt có gai. Những gai này sẽ giúp cây nhân giống bằng cách di chuyển theo gió hoặc bám vào người hay động vật. Đơn buốt nở hoa vào 2 mùa là từ tháng 3 – 5 hoặc từ tháng 8 – 10.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế

  • Phân bố: Cây đơn buốt được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ, ngoài ra còn phổ biến ở các nước Châu Phi và Châu Âu. Ở nước ta có thể tìm thấy dược liệu ở bất cứ đâu. Từ các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đến Tây Nguyên rồi cả các tỉnh Đông Nam Bộ.
  • Bộ phận dùng: Toàn cây trừ phần rễ sẽ được sử dụng để làm vị thuốc.
  • Thu hái và sơ chế: Để thu hái cây với hàm lượng dược chất cao nhất, nên tiến hành vào giữa mùa hoa, tức là khoảng tháng 4 hoặc tháng 9. Đem cắt toàn cây trừ phần rễ rồi tiến hành rửa sạch. Có thể dùng tươi hay phơi khô để bảo quản dùng dần.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Theo các tài liệu Đông y thì dược liệu có vị đắng và tính bình.
  • Quy kinh: Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận.
  • Bảo quản: Dược liệu nếu đã được sơ chế khô cần bảo quản trong túi kín ở nơi khô ráo, thông thoáng.

4. Thành phần hóa học

Sau đây là một số thành phần được tìm thấy trong dược liệu đơn buốt: Methanol, Aceton, Nước, Magie, Mangan, Phốt pho, Can xi, Crom, Kẽm

Tác dụng dược lý của cây đơn buốt

Theo y học hiện đại:

Lượng tinh dầu có trong lá đơn buốt là một chất chống oxy hóa mạnh với khả năng kháng khuẩn và kháng nấm.

Hoạt chất polyynes và flavoness được tìm thấy trong dược liệu có tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở những người mắc bệnh ung thư.

Polyynes cùng với cytopoloyne được cho là có thể hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Theo y học cổ truyền:

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, hoạt huyết, khu phong, tan máu ứ.

Chủ trị: Chứng lỵ, cổ họng sưng đau, mẩn ngứa, đau răng, viêm gan do virus, viêm ruột thừa, đau nhức xương khớp, chấn thương tụ máu…

Xuyên chi có vị đắng, tính bình được dùng làm thuốc chữa bệnh
Xuyên chi có vị đắng, tính bình được dùng làm thuốc chữa bệnh

Bài thuốc chữa viêm họng, viêm mũi từ cây xuyến chi

1. Cây đơn buốt và bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm sốt

Chuẩn bị: 15 đốt phần cành của cây đơn buốt.

Thực hiện: Đem cắt dược liệu thành từng đoạn ngắn tầm 5mm sau đó cho vào túi nilon để đập dập. Tiếp đến cho vào ấm có vòi sắc với lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi dùng giấy cuộc thành ống và lắp vào đầu vòi. Đưa mũi sát lại ống để hít hơi thuốc vào mũi. Thỉnh thoảng nên hít cả bằng đường miệng. Thời gian xông khoảng 10 – 15 phút, duy trì trong 3 – 5 ngày với triệu chứng nhẹ, 7 – 10 ngày khi triệu chứng nặng.

2. Bài thuốc chữa viêm họng cấp tính

Chuẩn bị: 30 – 60g đơn buốt.

Thực hiện: Đem giã nát vị thuốc rồi vắt lấy nước cốt. Chia đều ra làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Khi uống có thể cho thêm vài hạt muối hoặc mật ong. Chỉ dùng đúng 1 thang mỗi ngày.

3. Cây đơn kim chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng

Chuẩn bị: 60 – 120g đơn buốt.

Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc chung với 1 thăng nước trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Uống khi thuốc còn ấm nóng. Hoặc có thể giã dược liệu rồi vắt lấy nước cốt là pha thêm chút muối hạt và uống trực tiếp. Mỗi ngày chỉ dùng đúng 1 thang thuốc.

Bài thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa từ cây quỷ châm thảo

1. Bài thuốc chữa mụn cơm từ manh tràng thảo

Chuẩn bị: 1 ít nhựa mủ của cây đơn buốt.

Thực hiện: Sử dụng nguyên liệu này để chấm trực tiếp lên nốt mụn cơm.

2 Cây cúc áo trị côn trùng đốt, rắn cắn, bỏng da do nhiệt

Chuẩn bị: Phần cành của cây đơn buốt.

Thực hiện: Đem dược liệu đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

3. Bài thuốc chữa mẩn ngứa từ cây chân chim

Chuẩn bị: 100 – 200g đơn buốt.

Thực hiện: Đem dược liệu đi nấu chung với 4 – 5 lít nước. Dùng phần nước để tắm còn phần bã tận dụng xát kỹ lên vết mẩn. Chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

Đơn buốt có thể dùng chữa mụn nhọt, xương khớp, dạ dày, viêm gan, viêm thận
Đơn buốt có thể dùng chữa mụn nhọt, xương khớp, dạ dày, viêm gan, viêm thận

Cây xuyến chi chữa đau lưng, đau nhức xương khớp

1. Bài thuốc chữa chấn thương, đau nhức từ đơn buốt

Chuẩn bị: Phần cành cây đơn buốt với lượng vừa đủ.

Thực hiện: Đem giã nhỏ dược liệu rồi tiến hành đắp trực tiếp lên tổn thương. Dùng băng để cố định lại. Khi thuốc khô nên nhỏ thêm 1 ít rượu nhạt vào bã thuốc để nâng cao công dụng.

2. Xuyến chi chữa chứng đau lưng

Chuẩn bị: 150 – 180g đơn buốt cùng với 250 đại táo, 1 ít rượu trắng và 1 ít đường đỏ.

Thực hiện: Cho đơn buốt vào nồi sắc lấy nước và bỏ phần bã. Thêm đại táo, rượu trắng và đường đỏ vào rồi tiếp tục đun trên lửa nhỏ đến khi táo chín nhừ. Chia làm 4 – 5 lần uống trong 2 ngày, mỗi lần cầm hâm lại cho nóng.

Cây đơn buốt chữa dạ dày, ruột thừa

1. Bài thuốc chữa bệnh viêm dạ dày từ đơn kim

Bài thuốc 1: Sử dụng khoảng 30 – 60g đơn buốt. Đem cho vào ấm sắc chung với 800ml nước đến khi còn phân nửa. Chia làm 4 lần uống trong ngày, dùng với liều 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị lượng đơn buốt tùy ý đem nấu thành cao đặc. Mỗi lần uống lấy ra khoảng 6g để hòa chung với nước gừng tươi.

2. Bài thuốc từ cây xuyến chi trị dạ dày chướng đau

Chuẩn bị: 45g đơn buốt, 100g thịt lợn.

Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem hầm chín rồi thêm chút rượu và gia vị. Ăn trước bữa cơm khi còn ấm nóng. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

3. Xuyến chi chữa viêm ruột thừa

Chuẩn bị: 4 – 16g đơn buốt.

Thực hiện: Đem dược liệu cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước trên lửa nhỏ trong khoảng nửa tiếng. Chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày khi còn ấm, dùng với liều lượng 1 thang/ngày.

Cây đơn kim chữa viêm gan, viêm thận, viêm não

1. Bài thuốc chữa viêm gan do virus

Chuẩn bị: 20 đơn buốt, 15g cam thảo, 15g bồ hồ, 20g diệp hạ châu, 12g hạt dành dành.

Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc chung với khoảng 1 lít nước đến khi còn 400ml. Chia đều làm 2 lần uống khi thuốc còn ấm, dùng đúng 1 thang mỗi ngày.

2. Bài thuốc chữa viêm thận

Chuẩn bị: 15g đơn buốt cùng với 1 quả trứng gà.

Thực hiện: Đem hấp cách thủy dược liệu đã giã náy cùng với trứng gà. Ăn khi thuốc còn ấm với liều 1 thang/ngày.

3. Xuyên chi chữa viêm não B

Chuẩn bị: 30 – 90g đơn buốt cùng với 15 – 30g cửu lý hương.

Thực hiện: Đem 2 vị thuốc trên sắc thành nước đặc. Chia đều làm 2 lần uống trong ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng cần dùng với liều 2 tễ/ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây đơn buốt

1. Bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu từ xuyến chi

Chuẩn bị: 30g đơn buốt, 3 trái đại táo.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm sắc cùng với khoảng 1 thăng nước trên lửa nhỏ trong 30 phút. Chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

2. Đơn buốt chữa chứng cam tích ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: 15g đơn buốt cùng với 30 – 60g gan lợn.

Thực hiện: Đem đặt dược liệu xuống đáy nồi rồi úp sảo hay dùng que tre gác lên trên. Tiếp đến đổ ngập nước và đặt gan lên trên để hấp cho chín. Đầu tiên uống nước thuốc khi còn ấm, sau đó ăn gan lợn. Dùng đúng 1 thang/ngày.

3. Bài thuốc chữa đau răng từ đơn kim

Chuẩn bị: 50g đơn buốt cùng với 250ml rượu trắng.

Thực hiện: Ngâm dược liệu với rượu. Khi bị đau răng dùng thuốc ngậm trong miệng khoảng một vài phút rồi nhổ đi.

4. Bài thuốc chữa lỵ do nhiễm khuẩn

Chuẩn bị: 100g phần đọt non của cây đơn buốt.

Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc lấy nước. Trường hợp phân có lẫn máu thì thêm 1 ít đường trắng vào nước thuốc còn phân chỉ có chất nhầy thì cho 1 ít đường đỏ. Chia đều thành 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình dùng liên tục trong đúng 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây xuyến chi chữa bệnh

Đơn buốt là loại cây hút độc rất mạnh. Chính vì thế không nên thu hái cây mọc ở vùng đất chứa nhiều kim loại nặng hay độc tố để làm vị thuốc.

Tránh dùng cho phụ nữ mang thai. Đồng thời cần lưu ý nếu dùng dược liệu đắp trên da cần tránh ánh nắng mặt trời. Bởi nó rất dễ gây ra tình trạng cháy sạm da, sưng tấy hay kích ứng.

Những thông tin về dược liệu cây xuyến chi mà thuocnam.mws.vn đã tổng hợp chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi sử dụng cây này với bất cứ mục đích nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: