Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây xương khỉ chữa bệnh gan và xương khớp hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất
Cây xương khỉ theo tiếng gọi của Miền Bắc và Bìm bịp theo tiếng gọi của Miền Nam và một số nơi còn gọi là cây mảnh cộng. Ở Trung Quốc còn gọi là cây liền xương cốt (tiểu cốt tiếp) vì nó tính liền xương khi bị gãy xương. Khi chim bìm bịp bị gãy xương thì chim bìm bịp mẹ dùng miêng nhai cây thuốc này để đắp lên chân bìm con. Thời gian sau thì chân của chim bìm bịp con liền chân.
Cây thuốc này có tác dụng quý mà nhiều quốc gia như Trung quốc, Thái Lan trị bệnh từ lâu. Việt Nam gần đây mới biết sử dụng cây thuốc này để làm thuốc điều trị các bệnh như: Gan, xương cốt và ung thư.
Cây xương khỉ chữa bệnh gan và xương khớp hiệu quả

Đặc điểm nhận biết

Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3 m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có 2 môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5 cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng. Tại một số địa phương bà con trồng để dùng lá non nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Để làm thuốc bà con thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Cây xương khỉ chữa bệnh gì ?

Người dân nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc đã biết sử dụng cây xương khỉ từ lâu để làm thuốc hay chế biến thành món ăn. Rau xương khỉ (bìm bịp) có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống (khó ăn) và chủ yếu lá non được dùng để luộc hay nấu canh. Ngày nay rau bìm bịp thường dùng ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng. Theo nghiên cứu cây xương khỉ tính bình, vị ngọt, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavon, glycosind, không gây độc hại. Không chỉ chứa chất xơ, canxi, loài cây này còn có hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt. Ngoài ra, loài cây này còn được biết đến là cây “thần dược” có tác dụng to lớn với khả năng điều trị nhiều chứng bệnh khó chữa.

Cây xương khỉ chữa bệnh gan và xương khớp hiệu quả lá

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh khó chịu, đau rát, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Dùng cây xương khỉ để chữa bệnh trĩ là bài thuốc lưu truyền trong dân gian, giúp điều ngay tại nhà, không tốn chi phí.
Cách thực hiện: Lấy 7-10 lá cây xương khỉ,  cho vào miệng nhai sống, rồi đắp vào vùng hậu môn bị trĩ, đắp hai lần trên ngày.

Tác dụng cầm máu 

Một tác dụng của cây xương khỉ khác bạn nên lưu ý đó là tác dụng cầm máu. Khi bạn xuất hiện các triệu chứng chảy máu như xuất huyết đường tiêu hóa, đường ruột, chấn thương, hay đi tiểu tiện ra máu, ho ra máu… thì dùng cây thảo đề điều trị.
Cách 1: Lấy một ít lá cây rửa sạch, cho thêm chút muối nhai sống.
Cách 2: lấy 7-10 lá đem phơi khô, rồi sắc lấy nước uống, ngày một uống 2-3 lần, uống vào bữa sáng trước khi ăn và lúc đói, uống liên tục trong một tuần thì sẽ thấy tác dụng.

Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính

Toàn cây xương khỉ khô 30g, râu ngô 20g, lá vọng cách 12g, trần bì 12g, sâm đại hành 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ  với 1.000ml nước,  đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày. 15 ngày một liệu trình.

Chữa lở miệng

 Cây xương khỉ chữa bệnh gan và xương khớp hiệu quả lá cây
Lá xương khỉ tươi 60g, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày.

Chữa xương khớp

Cây xương khỉ 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, tầm gửi cây dâu tằm 20g; thêm 1.200ml, sắc lấy 300ml; chia 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày; dùng liên tục 15 ngày. Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức xương.
Cây xương khỉ tươi 80g, ngải cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g; tất cả rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra, liên tục 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng càng nhanh.

Tốt cho người bị bệnh thận 

Khi gặp phải các triệu chứng như đái ra máu, đái buốt, đái dắt… bạn có thể dùng lá cây con khỉ để chữa bệnh.
Cách thực hiện: Lấy 9 lá rửa sạch, rồi nhai sống, mỗi ngày 3 lần. Nhai liên tục trong 1 tháng thì các triệu chứng sẽ giảm dần.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Nhiều công trình nghiên cứu của các Giáo sư, Tiến sĩ tại các Viện, các trường Đại học ở Trung Quốc, Đài Loan đã chứng minh được công dụng này của cây xương khỉ. Tuy chưa có thí nghiệm lâm sàng trên cơ thể người, nhưng qua những nghiên cứu từ dân gian cũng như các nghiên cứu khoa học hiện đại, có thể thấy việc sử dụng cây xương khỉ như một món ăn hay một loại thuốc uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Những người mắc bệnh ung thư đang điều trị bằng hóa chất, hay những người không chịu được tác dụng phụ của xạ trị, thì việc kết hợp sử dụng cây xương khỉ sẽ tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Lưu ý: Do cơ địa mỗi người một khác, để bài thuốc đem lại hiệu quả cao cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch kê đơn cho phù hợp.
Cây xương khỉ là một loại cây phổ biến, thường mọc dại ở những vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực Nam Bộ, vì thế không khó để kiếm được loại cây này về hỗ trợ chữa bệnh. Ngoài ra, cây xương khỉ cũng rất dễ trồng và chăm sóc với hạt giống hoặc cây con có bán sẵn tại các cửa hàng bán hạt giống thực vật, vì vậy các gia đình cũng có thể lựa chọn cây xương khỉ như một loại cây cảnh, làm kiểng trong nhà.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: