Mô tả
Với chiều dài hình thành lịch sử y học cổ truyền, Đông Y cũng đã tìm ra cho mình vô số những loại thảo được quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới. Đa số các thảo dược đều là từ thiên nhiên ban tặng, sẵn có rất dễ tìm, điển hình là CÂY XƯƠNG KHỈ, một giống “thần dược” có xuất xứ từ Đông Nam Á và đang được ưa chuộng bởi công dụng hiện nay. Vậy cây thuốc này có đặc điểm và công dụng gì? Hãy cùng Sản Phẩm thuocnam.mws.vn Gia Truyền khám phá thông tin về cây thuốc này nhé.
Cây Xương Khỉ là cây gì?
– Nếu bạn đã nghe qua sự tích Cây Bìm Bịp tức cây Xương Khỉ sẽ không thể bỏ qua hình ảnh chú chim bìm bịp ,một loài chim quý của Việt Nam, thường lấy cây bìm bịp để đắp lên vết thương cho con non giúp con non mau liền vết thương.
– Nổi tiếng bởi công dụng thần kì trong việc chữa trị bệnh ung thư, có khối u ác tính phát triển và di căn, hay bệnh nan y tưởng như vô phương cứu chữa.
CÂY XƯƠNG KHỈ CÓ BAO NHIÊU LOẠI ?
- Trên thực tế cây Xương Khỉ có tên khoa học là Clinacanthus Nutans
- Người Trung Quốc còn gọi là cây Tiểu Cốt Tiếp tức nghĩa liền xương khớp.
- Còn có nhiều tên gọi khác do sự phân loại từng vùng miền như cây bìm bịp, cây mảnh cộng, cây bách giải nhưng hay dễ bị lầm tưởng là cây Hoàn Ngọc.
CÂY XƯƠNG KHỈ TRÔNG NHƯ THẾ NÀO ?
– Đặc điểm sinh học của cây thuốc Nam: là loại cây nhò, lá có hình phiến, thon, dài hoặc thuôn nguyên, có màu xanh thẫm. Mặt hơi nhẵn, mặt dưới có nhiều gân.
– Thường mọc thành từng bụi, chiều cao 1-1,5m, có khi cao đến 3m.
– Khi ra hoa, hoa sẽ có 2 màu là màu đỏ và màu hồng cao khoảng 3-5cm, khi già sẽ rủ xuống ngọn, bao phấn có màu vàng xanh, quả hình trùy dài 1,5 cm. Cuống ngắn chứa 4 hạt bên trong.
CÂY XƯƠNG KHỈ MỌC Ở ĐÂU ?
– Cây Xương khỉ hầu hết được phân bố ở vùng Đông Nam Á như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Hồng kong …. Ở Việt Nam chủ yếu phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ.
-Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi, hoặc được trồng.
HÌNH ẢNH VỀ CÂY XƯƠNG KHỈ
THÀNH PHẦN DƯỢC CHẤT CÓ TRONG CÂY XƯƠNG KHỈ LÀ GÌ ?
– Thiên nhiên đã ưu ái cho cây Xương Khỉ chứa đựng các dưỡng chất quý giá mà con người cần gồm Vitamin, khoáng chất, Tannin, Flavon, Glycosind, Canxi, và chất đạm, chất xơ, chất béo đã hỗ trợ toàn diện trong việc cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho người bệnh.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN CÂY XƯƠNG KHỈ
– Do đặc tính dễ thu hái quanh năm, mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi, hoặc được trồng nên rất dễ tìm.
– Để chế biến cây Xương khỉ ,Dân gian thường dùng cả tươi lẫn khô để thay đổi vị giác hoặc để chữa tùy loại bệnh
– Do cây thuốc này có tính hàn, lại có mùi thơm nhẹ nên có thể ăn sống hoặc ăn chính. Nếu nấu đa dạng hơn có thể chế biến để ăn kèm, làm nước ép uống dần, dùng kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng.
CÁCH BẢO QUẢN CÂY XƯƠNG KHỈ :
– Tùy vào cách sử dụng cây Xương khỉ khô hay tươi mà Dân gian sẽ có cách bảo quản khác nhau.
– Đa số người dân đồng bào sau khi thu hái tươi, sẽ mang đi phơi đến khi khô, rồi trữ lại dùng dần, lưu ý để nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp Mặt Trời. Với cách bảo quản khô phơi nắng như vậy sẽ hạn chế được ẩm mốc, tiết kiệm được thời gian thu hái
CÔNG DỤNG CỦA CÂY XƯƠNG KHỈ
– Đối với ĐôngY, cây Xương khỉ chủ trị viêm gan, thanh nhiệt, lợi mật, giải độc, cải thiện huyết áp, lưu thông máu. Những bệnh về xương khớp kinh niên như đau nhức xương khớp, phong tê thấp, còi xương.
– Theo một nghiên cứu gần đây của BS Vũ Văn Út (khoa Ngoại, bệnh viện Y dược học Cổ truyền Bộ Công an) chia sẻ: cây Xương khỉ có công dụng thanh can, chữa huyết ứ, chỉ thống dùng để điều trị viêm gan, vàng da, tắc mật, điều trị giảm đau khi mắc bệnh xương khớp, điều trị gãy xương, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều trị ung thư.
– Vài năm trở lại đây ,các bệnh viện còn sử dụng cây để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư, điều trị đau cột sống, gãy xương…vv giúp người bệnh ung thư không bị suy giảm chức năng gan, khó chịu, mệt mỏi sau khi hóa trị, xạ trị
CÁCH SỬ DỤNG CÂY XƯƠNG KHỈ
– Đối với lá non thì bà con địa phương dùng để luộc hay nấu canh, hoặc ép nước uống hàng ngày.
-Lá khô thường dùng để ướp bánh , làm bánh Mảnh Cộng, hoặc được ngâm với bột gạo nếp để nấu xôi, sẽ cho ra mùi thơm tuyệt vời.
– Nếu để làm thuốc bà con có thể thu hái cây lá quanh năm do chúng dễ tìm và mọc khắp nơi, có thể dùng tươi hay phơi khô tùy ý.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY XƯƠNG KHỈ
– Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng: Mỗi con người chúng ta sẽ luôn có những cơ địa, thể trạng khác nhau ,cho nên cần sử dụng một cách có hiểu biết, có khoa học để phù hợp nhu cầu từng loại bệnh, từ đó có liều lượng kê đơn, phương pháp nhất định từ Bác sĩ, Y sĩ để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, tránh việc tiền mất, tật mang, tốn thời gian, công sức bỏ ra.
-Tuy nhiên, đối với người bệnh ung thư bị lạnh tay chân, huyết áp thấp cần lưu ý đến liều lượng cây sử dụng. Nếu sử dụng quá liều sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều, chân tay lạnh làm ,đề kháng kém đi, bệnh có thể nặng hơn.
-Ngoài ra nếu kết hợp cả 2 phương pháp Tây y và Đông y trong điều trị ung thư, người bệnh nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
NHỮNG AI CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC CÂY XƯƠNG KHỈ ?
– Đối tượng sử dụng cây Xương khỉ gồm những ai : Hầu như tất cả mọi người đều có thể dùng, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh:
+ Người bị ung thư đang hóa trị ,xạ trị, có khối u ác tính, tăng cường hệ miễn dịch.
+ Người lớn tuổi đang điều trị viêm gan, thoái hóa cột sống, gãy xương, xường giòn, bị viêm bàng quang, giảm đi lượng đường, giảm cholesterol trong máu.
+ Người trẻ hay ăn thức ăn nhanh bị nóng gan , vận động mạnh bị bong gân, lợi tiểu, giảm phù nề, làm mát, tiêu độc, trị mụn rộp ở miệng, điều kinh cho phụ nữ.
CÂY XƯƠNG KHỈ CÓ TÁC DỤNG PHỤ ?
– Tuy là cây thuốc Đông y quý hiếm nhưng nỗi lo về tác dụng phụ vẫn luôn là câu hỏi cho những ai chưa sử dụng qua, do vậy, trong một nghiên cứu gần đây cho biết đã tìm ra được các thành phần dược chất trong cây bao gồm các Vitamin, khoáng chất, Tannin, Flavon, Vitamin, khoáng chất, Tannin, Flavon, Glycosind, là không hề gây độc hại mà còn chứa chất xơ, Canxi, tồn tại thêm cả hàm lượng nhỏ từ đạm và chất béo bổ sung năng lượng cho người bệnh.
MUA CÂY XƯƠNG KHỈ TẠI THẢO DƯỢC NGUYỄN TRẦN
– Với đặc tính dễ trồng và chăm sóc, các hạt giống hoặc cây con có bán tại các cửa hàng bán hạt giống thực vật, vì vậy các gia đình cũng có thể lựa chọn cây Xương khỉ như một loại cây cảnh, làm kiểng trong nhà.
– Để tìm hiểu chi tiết về tác dụng của cây và muốn mua cây Xương Khỉ chất lượng tốt, ta nên đặt mua ở các địa chỉ uy tín, có thương hiệu trên thị trường như m, chuyên cung cấp sỉ lẻ nguồn liệu, thảo dược quý hiếm được vận chuyển trực tiếp từ nơi phân phối, phân bố của sản phẩm.
-.Tại Lâm Đồng, chúng ta có thể tìm mua trực tiếp cây Xương Khỉ sấy khô hoặc liên hệ qua Hotline 0337 200 79 để được tư vấn và biết thêm chi tiết .Quý khách ở nơi xa có thể truy cập thêm qua wedsite Website: thuocnam.mws.vn hoặc địa chỉ mail [email protected]
BÀI THUỐC KẾT HỢP CHỮA BỆNH Ở CÂY XƯƠNG KHỈ :
Sau đây là 1 số bài thuốc kết hợp để chữa bệnh đã đạt hiệu quả về chứng minh lâm sàn, được người dân truyền tai sử dụng qua thời gian.
Với bệnh trĩ:
Cách làm: Lấy 7-10 lá cây Xương khỉ, cho vào miệng nhai sống, rồi đắp vào vùng hậu môn bị trĩ, đắp 2 lần/ngày
Để cầm máu tức thời:
Cách làm: Lấy một ít lá cây rửa sạch, cho thêm chút muối nhai sống. Sau đó lấy 7-10 lá đem phơi khô, rồi sắc lấy nước uống, ngày một uống 2-3 lần, uống vào bữa sáng trước khi ăn và lúc đói, uống liên tục trong một tuần thì sẽ thấy tác dụng.
Để điều trị viêm gan mạn tính:
- Cách làm: Dùng khoảng 30gr cây xương khỉ khô, 20gr râu ngô ,12gr lá vọng cách , 12gr trần bì ,16gr sâm đại hành . Tất cả rửa sạch, cho vào ấm ,đổ khoảng 1.000ml nước, đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày,cứ 1 liệu trình là 15 ngày .
Để chữa nhiệt miệng:
- Cách làm: Dùng khoảng 60gr lá xương khỉ tươi , rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày.
Để chữa thoái hóa cột sống:
- Cách làm: Dùng khoảng 30gr cây xương khỉ , 20gr rễ và thân cây gối hạc , 20gr toàn cây trâu cổ, 20gr tầm gửi, 20gr cây dâu tằm ; thêm 1.200ml, sắc lấy 300ml. Sau đó chia 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày, dùng liên tục 15 ngày.
Để chữa đau nhức xương:
- Cách làm: 80gr Cây xương khỉ tươi , 50gr ngải cứu tươi , 50gr củ sâm đại hành tươi. Sau đó mang đi rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, băng cố định lại; đắp mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra, liên tục trong 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng càng nhanh.
Để chữa bệnh thận:
- Cách làm: 9 lá cây Xương khỉ, rồi nhai sống, mỗi ngày 3 lần. Nhai liên tục trong 1 tháng thì các triệu chứng sẽ giảm dần.
Để chữa ung thu giai đoạn đầu:
Cách làm:Dùng 10 lá cây xương khỉ, đem rửa sạch rổi nhai kĩ ,nuốt. Thực hiện ngày 5 lần, kiên trì trong 3 tháng để giảm cơn đau. Nếu cơn đau chưa thuyên giảm, ta sẽ tăng liều lượng lên 15 lá, ngày ăn 6 lần.
Chữa ung thư di căn giai đoạn 2:
- Cách làm: 30gr cây Xương khỉ, 30gr cây Xạ Đen, 20gr hoa đu đủ đực, cùng 1,5 lít nước. Nấu sắc lại còn 800ml nước uống mỗi ngày.
Chữa xơ gan, viêm da:
- Cách làm: 30gr cây Xương khỉ, 20gr rau ngô, 15gr vọng cách, 15gr trần bì, sâm đại hành 10gr sắc cùng 1,5 lít nước. Sau đó sắc đến khi còn 800ml nước uống hàng ngày.
Chữa vàng da:
- Cách làm: lấy khoảng 30gr cây Xương khỉ, 20gr rau ngô, 15gr lá vọng cách, 15gr sâm đại hành, 12gr lá quao, 10gr trần bì sắc cùng 1,5 lít nước. Đun nhỏ lửa trong 30 phút, chia uống ngày 3 lần.
Chữa viêm xoang:
Cách làm: chỉ cần 100gr cây Xương khỉ phơi khô, rửa sạch nấu cùng 1,5 lít nước rồi nấu sắc lại còn 1 lít để uống.
Chữa cảm cúm:
- Cách làm: Hái 1 nắm lá Xương khỉ, cách 1 giờ ăn 8 lá để giảm đau, hạ sốt, nếu được ăn kèm cùng cháo, tiêu, gừng sẽ nhanh giải cảm.
Chữa tiểu gắt, tiểu buốt, ra máu:
- Cách làm: Hái 9 lá Xương khỉ, rửa sạch nhai sống ngày 3 lần, thực hiện liên tục trong 1 tháng để giảm triệu chứng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: