Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây xoan, về độc tính và những lưu ý khi dùng làm thuốc

Cao chè vằng nguyên chất

Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng có thể nói, hoa xoan đã dành được nhiều cảm tình của những người nghệ sĩ. Có lẽ vì hoa nở vào tháng ba, dưới làn mưa bụi mà nó nên thơ hơn: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay – Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” (1).

Hay bởi cái màu tím đã điểm xuyết cho hoa sự giản dị, mộng mơ lại vừa ngọt ngào, thanh sạch? Dẫu sao thì, phía sau vẻ đẹp của hoa xoan không chỉ là tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ bàn tay của tự nhiên mà còn là một câu chuyện dài về độc tính cũng như những công dụng điều trị bệnh của cây xoan.

Đặc điểm

Cây xoan (Melia azedarach, họ Meliaceae) (2) còn được gọi bằng các tên khác như: xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đâu, sầu đông, thầu đâu, luyện, khổ luyện, xuyên luyện…

Xoan là loại cây thân gỗ thẳng, lâu năm, mọc hoang hoặc được trồng làm cây công trình và lấy gỗ (gỗ xoan dễ gia công và vì có độc nên chịu được mối mọt). Lá xoan thuộc dạng lá kép lông chim lẻ với các lá chét mọc đối, có răng cưa ở mép, đầu nhọn và rụng vào mùa đông.

Hoa xoan mọc thành chùm, kích thước nhỏ với 5, 6 cánh hình dải. Hoa nở rô vào tháng ba với màu trắng pha tím và tỏa hương thơm mà trong cái nhìn của Chế Lan Viên thì: “Tháng ba nở trắng hoa xoan – Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương” (3).

Quả xoan thuộc dạng quả hạch, có hình oval (như quả trứng), gồm 4 – 5 ô bên trong, mỗi ô chứa một hạt đen hoặc màu nâu nhạt, có vỏ màu xanh khi non và màu vàng khi chín.

Công dụng của Hoa xoan

Công dụng của Hoa xoan

Công dụng của vỏ và vỏ rễ cây xoan

  • Vỏ cây xoan và vỏ rễ cây xoan còn được gọi là khổ luyện bì, khổ luyện tố… có vị đắng, tính lạnh, có độc (do chứa hoạt chất toosendanin) nên được dùng như một vị thuốc giúp làm se, điều trị viêm bàng quang và tẩy giun (đặc biệt là giun đũa, giun chỉ, giun kim, giun tóc). Trong đó, phần vỏ rễ và vỏ thân ở đoạn gốc có hoạt tính mạnh hơn (4).
  • Cách dùng: thái nhỏ, phơi khô, sao vàng để hết mùi hăng rồi sắc uống từ 5 – 10 g trong lửa nhỏ (đối với vỏ cây xoan thì cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài, chỉ lấy phần vỏ lụa ở giữa, phần vỏ rễ cây xoan với màu nâu tro hay nâu tím thường ở dạng phiến cuộn). Tuy nhiên, cần chú ý về liều lượng thuốc vì uống quá liều sẽ gây ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như choáng váng, co rút gân, suy tuần hoàn cấp, xuất huyết nội tạng và thậm chí tử vong… (4) (5).
  • Vỏ và vỏ rễ cây xoan còn được dùng để bôi ngoài da trong trường hợp chàm, ghẻ, nấm da, viêm da, mề đay và viêm âm đạo (bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra).
  • Cách dùng: nấu nước rồi rửa ngoài da hoặc nghiền nát, pha với chút giấm rồi đắp lên (4).

    Công dụng của cây xoan

    Hoa lá và quản xoan

Công dụng của lá và quả xoan

  • Lá xoan: Theo y học cổ truyền, lá xoan có độc nhưng có thể dùng để điều trị chốc lở, mụn nhọt, viêm da và nhiễm trùng ecpet mảng tròn (nấm da với mảng vảy tròn hoặc bầu dục, tróc vảy hoặc phồng lên rồi phát triển gây đỏ, ngứa) bằng cách đun sôi lá và lấy nước rửa hoặc lau lên vùng da bệnh (4).
  • Trong đời sống hàng ngày, lá xoan còn được dùng làm thuốc diệt côn trùng bằng cách lấy nước sắc từ lá phun lên cây trồng bị sâu hại (4 kg lá nấu trong 10 lít nước) (5).
  • Quả xoan: Quả xoan có độc, gây nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, gan xung huyết, phổi ứ máu… và thậm chí tử vong. Trong đó, quả xoan chín độc hơn quả xoan còn non (ở Trung Quốc đã có báo cáo về trường hợp trẻ em tử vong do ăn quả xoan) (5).
  • Mặt khác, quả xoan có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của Tụ cầu vàng (gây viêm nhiễm, ngộ độc thực phẩm…) nên còn được dùng điều trị lị (với tên là khổ luyện tử, kim linh tử) (6).

Lưu ý

  • Toàn cây xoan đều đó độc, do đó bạn cần cẩn trọng và hỏi thêm ý kiến bác sĩ khi muốn dùng làm thuốc. Bên cạnh hiện tượng ngộ độc như đã nêu, một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc thường là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng (khi bị ngộ độc có thể dùng nước sắc cam thảo với đường trắng để giải độc). Bên cạnh đó, không nên dùng thuốc trong thời gian dài để tránh tích lũy độc tính (5).
  • Người bị loét dạ dày và mắc bệnh về gan không nên dùng các bài thuốc từ cây xoan (5).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: