Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây Xạ đen – Tác dụng chữa bệnh và cách dùng hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Đặc điểm thực vật của cây xạ đen

Bạch vạn hoa hay cây xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ. Cây thường mọc thành búi, có chiều dài từ 3 – 10 m. Cành cây tròn, khi non có màu xám nhạt và không có lông nhưng khi cây trưởng thành màu thân thường chuyển sang màu nâu rồi sang màu xanh, có nhiều lông.

Lá cây mọc so le, đầu lá nhọn với phiến lá hình bầu dục xoay ngược. Mép lá không có răng cưa, có 7 cặp gân phụ và mặt lá không có lông. Cuống lá dài 5 – 7 mm. Lá cây thường không rụng theo mùa.

Hoa mọc thành chùm ở nách hay ngọn cây, có chiều dài 5 – 10 cm. Cánh hoa có màu trắng, cuống hoa dài 2 – 4 mm. Quả nang dạng hình trứng, dài khoảng 1 cm. Khi khô nổ thành 3 mảnh. Hạt có màu hồng. Cây thường ra hoa vào tháng 3 – 5 và ra quả vào tháng 8 – 12.

Phân loại cây xạ đen

Theo các chuyên gia thực vật học, cây xạ đen chỉ có một loại duy nhất. Nhưng, nếu tính về nhóm họ xạ, có hai nhóm chính là xạ đen và xạ vàng. Tuy nhiên, cũng có một số thông tin phân chia họ xạ thành 9 loại. Cụ thể gồm các loại như cây xạ đen, xạ vàng, xạ trắng, xạ đỏ hoặc cây xạ lai,…

Theo các phân tích nghiên cứu về tác dụng dược lý, chỉ có cây xạ đen mới có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Còn các nhóm còn lại hoàn toàn không có công dụng làm thuốc. Vì vậy, khi sử dụng thảo dược chữa bệnh, các bạn cần phân biệt đúng để tránh nhầm lẫn trong việc lựa chọn dược liệu trị bệnh.

Cách nhận biết cây xạ đen và xạ vàng

Phân biệt khi cây còn tươi

  • Cây xạ vàng: Là loài cây thân gỗ, tương đối to. Cây mọc độc lập, toàn thân có màu xanh và được phủ đầy lông. Lá cây màu xanh, mỏng, không có sắc tím đen như xạ đen. Bên cạnh đó, mép lá không có răng cưa. Vì không chứa nhựa mủ nên khi bị chặt thường, tại ví trị chặt không có màu đen xỉn như xạ đen.
  • Cây xạ đen: Thân cây dày hơn xạ vàng, có màu sẫm. Lá có màu xanh đậm và có sắc tím

Phân biệt khi cây được phơi khô

  • Xạ vàng khô: Thân cây rỗng, có màu trắng nhạt. Thân cây khi ngửi không có mùi. Lá cây sau khi phơi rất dòn, dễ bị vụn nát
  • Xạ đen khô: Do nhựa chảy ra ở vân gỗ nên sau khi phơi, thân cây vẫn có sắc đen và có mùi thơm nhẹ. Lá không bị dòn và vụn nát như xạ vàng
Phân biệt cây xạ đen
Cây xạ vàng mọc độc lập, lá có màu xanh không có sắc tím

Phân bố và môi trường sống của cây xạ đen

Cây xạ đen phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar,… Ở Trung Quốc, loại cây này được tìm thấy ở các vùng đồi núi có độ cao từ 1.000 – 1.500 m. Ở nước ta, cây tập trung nhiều ở các tỉnh thành như:

  • Thừa Thiên – Huế
  • Gia Lai
  • Vườn quốc gia Cúc Phương
  • Vườn quốc gia Ba Vì
  • Ninh Bình
  • Quảng Ninh
  • Hòa Bình
  • Hà Nam
  • Tuyên Quang
  • Thái Nguyên
  • Vĩnh Phúc

Đặc biệt, nhờ chất đất và khí hậu, cây phát triển mạnh ở Hòa Bình. Và đây cũng là nơi cung cấp dược liệu xạ đen có chất lượng dược tính tốt.

Thành phần hóa học của cây xạ đen

Dược liệu chứa các thành phần chính sau:

  • Maytenfolone A
  • Quinon
  •  Flavonoid
  • Saponin Triterpenoid

Ngoài các hoạt chất này ra, cây còn chứa các thành phần khác như:

  • Tanin
  • Polyphenol
  • Acid amin
  • Cyanoglycosid
  • Đường khử

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản cây xạ đen

  • Bộ phận dùng: Thân, cành và lá
  • Thu hái: Có thể thu hái cây xạ đen bất kỳ thời điểm nào trong năm
  • Chế biến: Thảo dược sau khi thu hoạch đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy khô
  • Bảo quản: Dược liệu khô được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt

Tác dụng của cây xạ đen

Nghiên cứu của Giáo sư Lê Thế Trung (Giám đốc Học viện Quân Y) về tác dụng dược lý của cây xạ đen vào năm 1999 cho biết, dược liệu có chứa 4 thành phần hóa học chính, bao gồm Flavonoid, Saponin Triterpenoid, Quinon và Maytenfolone A. Những hoạt chất này có các tác dụng chính sau:

  • Flavonoid: Là một trong những hoạt chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong cây xạ đen. Thành phần này có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa. Từ đó chống lại gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây ung thư. Không những thế, Flavonoid còn có công dụng làm giảm các tổn thương do bức xạ. Đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và lão hóa,…
  • Saponin Triterpenoid: Có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào, khối u ung thư. Đồng thời, ngăn ngừa sự di căn của các khối u ác tính. Bên cạnh đó, Saponin Triterpenoid còn có tác dụng kháng viêm và chống khuẩn, giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng như viêm họng, long đờm,… Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp tăng lực.
  • Maytenfolone A: Vào năm 1997, công trình nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất  Maytenfolone A chiết xuất từ cây xạ đen của hai nhà khoa học Li-ming Yang Kuo và Yao- Haur Kuo được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry cho biết, thành phần này có công dụng trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó, chúng được ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư đại trực tràng, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ruột kết,…
  • Quinon: Hàm lượng lớn hoạt chất Quinon được tìm thấy trong cây xạ đen có tác dụng hóa lỏng và tiêu diệt tế bào ung thư. Đồng thời bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Nếu sử dụng chung với hoạt chất chống oxy hóa Flavonoid sẽ giúp tăng khả năng đào thải tế bào ung thư ra khỏi cơ thể nhanh chóng

Chính nhờ chứa những thành phần này, cây xạ đen có những công dụng nổi bật sau:

  • Giúp đào thải độc tố, tiêu trừ mụn nhọt
  • Kháng khuẩn và chống viêm
  • Cải thiện các vấn đề liên quan đến bệnh gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan hoặc men gan cao
  • Chữa máu nhiễm mỡ
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bệnh mỡ máu và tiểu đường
  • Giúp ngủ ngon, chữa suy nhược thần kinh
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, bao gồm ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng hoặc ung thư phổi,…
  • Tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện chứng hoa mắt hoặc chóng mặt
Tác dụng cây xạ đen
Cây xạ đen có chứa nhiều hoạt chất có lợi, có tác dụng chữa suy nhược thần kinh

Tác dụng phụ của cây xạ đen

Dược liệu có thể gây các tác dụng phụ thường gặp như:

  • Nhức đầu nhẹ
  • Đi ngoài loãng
  • Đau bụng
  • Khó tiêu
  • Đầy bụng
  • Buồn ngủ

Các triệu chứng này thường sẽ biến  mất sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp các biểu hiện này không những không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng, các bạn nên ngưng sử dụng dược liệu. Đồng thời đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý, tránh tác dụng phụ của thảo dược tác đông xấu đến sức khỏe.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây xạ đen

+ Hỗ trợ chữa ung thư

Sử dụng 30 gram cây xạ đen, 6 gram cam thảo dây và 20 gram cỏ lưỡi trắng. Tất cả các vị thuốc sau khi rửa sạch đem hãm trong nước sôi 15 phút và uống trong ngày.

+ Cải thiện các bệnh về gan

Dùng 40 – 50 gram lá và thân cây xạ đen, 10 gram cây mật nhân và 30 gram cà gai leo. Cho tất cả các vị thuốc nêu trên vào ấm nước, thêm 1 lít nước và nấu. Sử dụng nước này uống thay nước lọc.

+ Chữa mụn nhọt, vết lở loét và cầm máu vết thương

Sử dụng 3 – 4 lá cây xạ đen đem rửa sạch. Sau đó giã nát và đắp lên vùng da đã được vệ sinh sạch

+ Giúp phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức đề kháng

Dùng 10 – 20 gram phần lá và thân xạ đen đem rửa sạch và sắc nước uống trong ngày.

+ Phòng chống bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng

Hái 15 gram xạ đen đem sắc với 15 gram nấm linh chi và 15 giảo cổ lam. Mỗi ngày một thang, sử dụng thường xuyên giúp giải tỏa áp lực và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

+ Giải nhiệt, thông kinh và lợi tiểu

Dùng 15 gram xạ đen và 12 gram kim ngân hoa đem phơi khô và sao vàng. Sau đó cho vào ấm nước sôi, hãm 10 – 15 phút rồi uống.

Lưu ý khi dùng cây xạ đen chữa bệnh

Trong quá trình sử dụng cây xạ đen, các bạn cần nhớ những điểm sau:

  • Nước sắc xạ đen có thể biến chất khi để qua đêm. Do đó, bạn không nên dùng để tránh gây đau bụng
  • Người bị dị ứng với thành phần thảo dược hoặc có tiền sử dị ứng không nên sử dụng
  • Không dùng dược liệu này trong trường hợp có vấn đề về thận
  • Mẹ bầu, chị em đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ không nên dùng

Cây xạ đen có tác dụng điều trị ung thư và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, dược tính của dược liệu cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Do đó, để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và sức khỏe, các bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: