Cây xà cừ còn được dân gian gọi là cây sọ khỉ.
Tên khoa học
Khaya senegalensis A. Juss. Thuộc họ xoan.
Khu vực phân bố
Cây xà cừ thuộc dạng cây trồng lấy gỗ, ở các thành phố lớn Hà Nội, TH. Hồ Chí Minh có trồng rất nhiều loài cây này để láy bóng mát, các vùng thôn quê chúng ta cũng thấy trồng nhiều loài cây này.
Chúng phát triển rất nhanh nên hiện nay có nhiều cây lớn, có cây đường kính tới 3m.
Bộ phận dùng
Dân gian thường chỉ sử dụng vỏ cây xà cừ làm thuốc điều trị các chứng bệnh ngoài da. Các bộ phận khác không sử dụng.
Cách chế biến và thu hái
Vỏ xà cừ được thu hái quanh năm, thường chọn những cây có gốc lớn, người đẽo 1 phần ở thân cây, chứ không đẽo hết 1 vòng thân. Bởi nhu vậy cây sẽ chế vì không luân chuyển được nước, dưỡng chất.
Ở Hà Nội có thời điểm nhiều cây xà cừ cổ thụ bị đẽo vỏ, sau này người ta điều tra ra mới biết là do một cụ ông 80 tuổi thường đẽo vào buổi tối lấy vỏ cây để điều trị bệnh ghẻ cho vợ mình.
Thành phần hóa học
Trong vỏ cây có các chất gây chát có tên alkaloid, ngoài ra còn một số hoạt chất chưa xác định.
Tính vị
Vỏ có vị chát, đắng. Không dùng để uống mà chỉ dùng bôi ngoài da.
* Công dụng của vỏ cây xà cừ
- Vỏ cây dùng điều trị bệnh ghẻ, ngứa ngoài da
- Dầu hạt xà cừ dùng để duốc cá (Làm cho các bị say)
- Lá dùng để điều trị sưng đau
Cách dùng, liều dùng
- Điều trị ghẻ ngứa: Dùng vỏ cây đun lấy nước đặc để tắm liên tục trong 1 tuần. Cách này giúp ngăn chặn ghẻ lây lan, sau 1 tuần sẽ hết ghẻ (Theo kinh nghiệm xưa).
- Điều trị xưng đau: Dùng lá non xà cừ giã nát đắp vào chỗ xưng đau.
Lưu ý khi sử dụng
Vỏ cây, đặc biệt là dầu hạt có độc nên tuyệt đối không dùng để uống.
Lưu ý: Khi dùng vỏ xà cừ tắm cho trẻ nhỏ cần pha loãng, tránh hiện tượng trẻ bị say.
Mua vỏ xà cừ ở đâu, địa chỉ bán cây xà cừ?
Hiện nay cà xà cừ được trồng ở nhiều nơi, tuy nhiên khi dùng làm thuốc các bạn hết sức lưu ý không đục đẽo các cây được nhân dân trồng làm bóng mát vì có thể khiến cây bị chết, gẫy đổ gây nguy hiểm cho người đi đường, mất đi bóng mát.
Khi bị ghẻ các bạn nên tìm những vị thuốc nam khác có công dụng tương tự, thậm chí tốt hơn như: Cây ba chạc, cây khổ sâm, cây cỏ hôi, cây cứt lợn……
Gửi câu hỏi cần giải đáp: