Cây xạ can có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản thường được trồng để làm cảnh vì vẻ ngoài và hoa của cây rất đẹp. Ngoài ra, trong đông y cây xạ can còn là một dược liệu quý có thể sử dụng để giúp chữa bệnh.
1/ Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: cây rẻ quạt, cây lưỡi đồng.
Tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem.
Họ: cây xạ can thuộc họ Diên Vĩ.
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây xạ can là một loài cây thân thảo, có rễ dài mọc sát đất, thân cây cao khoảng 0,5m. Lá cây xạ can hình mác mọc thẳng đứng cao tới 1m, lá xếp thành hai dãy trên thân cây, gân lá song song với nhau.
Hoa xạ can mọc thành từng cụm có cuống dài, cánh hoa màu vàng cam chấm thêm những đốm màu tím. Quả cây có hình trứng, gồm 3 van dài khoảng 23 – 25mm, bên trong có hạt xanh đen hình cầu.
Phân bố
Cây xạ can thường mọc hoang ở những vùng đồi núi, trung du, bãi cỏ sườn núi, ven suối…Trên thế giới xạ can mọc chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Philippin.
Ở nước ta, xạ can mọc ở khu vực các tỉnh như Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Thân rễ cây xạ can được sử dụng để làm thuốc.
Thu hái: vào màu xuân hoặc cuối mùa thu cây sẽ được thu hoạch bằng cách đào cả cây và rễ.
Chế biến: cây xạ can sau khi đào về sẽ được tước lá, cắt bỏ rễ con, sau đó đem đi rửa sạch đất cát rồi ngâm trong nước vo gạo. Sau 1 ngày đêm, đem xạ can ra thái mỏng, phơi khô để làm thuốc.
Bảo quản: xạ can phơi khô phải được đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng đem ra phơi để tránh mốc, mọt.
4/ Thành phần hóa học
Một số thành phần hóa học được tìm thấy trong cây xạ can gồm glucozit belamcandin, glucozit iridin.
5/ Tính vị, quy kinh
Cây xạ can có vị đắng, tính cay, có độc ít. Quy kinh vào kinh Phế, Can, Tỳ.
6/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Trong các nghiên cứu y học cho thấy cây xạ can có công dụng ức chế các vi khuẩn như liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà.
Ngoài ra, trong thành phần thân rễ có chứa tectorigenin có tác dụng ức chế các dị ứng, chống nấm ngoài da.
Theo y học cổ truyền
Cây xạ can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đờm lợi yết, trị các chứng hầu họng sưng đau, đàm thịnh ho suyễn.
7/ Liều dùng và cách dùng
Cây xạ can thường được dùng với liều lượng từ 10 đến 20g, đem đi sắc nước uống hoặc tán nhuyễn thành bột.
8/ Bài thuốc từ cây xạ can
Trị viêm đường hô hấp, sưng đau cổ
Cách 1: đem 6 – 16g xạ can sắc nước uống. Kết hợp với đắp xạ can tươi giã nhuyễn lên vị trí cổ bị viêm.
Cách 2: Đem xạ can 12g, hoàng cầm 12g, cát cánh 12g, cam thảo 8g đi sắc nước uống.
Trị viêm phế quản, hen phế quản
Đem các dược liệu gồm: xạ can 8g, ma hoàng 8g, khoản đông hoa 12g, tử uyển 12g, khương bán hạn 8g, tế tân 4g, ngũ vị tu 6g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả đem đi sắc nước uống có tác dụng hóa đàm bình suyễn.
Trị chứng đái đục
Mỗi ngày lấy 15g xạ can đem sắc nước uống, chia thành 3 lần uống mỗi ngày, hoặc vò thành từng viên uống trong 10 ngày.
Trị khớp gối viêm, té ngã tổn thương
Xạ can 90g đem ngâm với 500ml rượu trong vòng 1 tuần thì lấy ra uống. Mỗi ngày uống 2 lần khoảng 20ml.
Trị quai bị
Đem 10 -15g xạ can tươi sắc nước uống mỗi ngày hai lần.
9/ Lưu ý khi sử dụng xạ can
Xạ can sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra một số biến chứng như cơ thể bị hư yếu hoặc tiêu chảy, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng xạ can.
Những người mắc các bệnh như trỳ vị hơi yêu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt không nên sử dụng xạ can.
Phụ nữ có thai nên kiêng sử dụng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: