Giới thiệu về cây viễn chí
-
Tên gọi
Viễn chí hay còn gọi là cây tiểu thảo, dây ruột gà, nam viễn chí. Tên khoa học của loại cây này là Polygala Sp thuộc họ viễn chí polygalaceae.
Viễn chí là tên gọi của rễ hoặc vỏ của cây viễn chí đã phơi khô được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền.
-
Mô tả cây
Ở Việt Nam Viễn chí có rất nhiều loài viễn chí. Nhưng loại có công dụng làm thuốc ở nước ta thì là cây nam viễn chí.
Cây viễn chí là loại thân thảo sống lâu năm, ưa ánh sáng, cao từ 10-20 cm, cành nhỏ, hình sợi mọc lan trên mặt đất, cành cây viễn chí mọc ra từ gốc và có lông mịn. Lá mọc so le và có nhiều dạng khác nhau, cuống là dài 0.5mm. Hoa của cây viễn chí màu xanh nhạt ở bên dưới, mặt ở giữa có màu trắng và có màu tím ở đầu. Hoa mọc thành chùm, có hai ba bông hoặc nhiều hơn. Mùa hoa của cây viễn chí vào tháng 3. Quả cây viễn chí là loại quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Rễ viễn chí có hình trụ hơi cong queo dài 10-15cm, đường kính 0,3-0,8 cm. Mặt ngoài màu xám nâu nhạt, có những nếp nhăn ngang và dọc, có vị đắng hơi nồng. Lớp vỏ dày dễ tách khỏi lớp gỗ. Lớp vỏ màu nâu nhạt, lớp gỗ màu ngà vàng. Khi tươi rễ cây giòn, dễ bẻ gãy, có vị the.
-
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm thuốc của cây viễn chí là rễ cây.
-
Phân bố, thu hái và chế biến.
Cây viễn chí có rất nhiều loài khác nhau, có khoảng 500 loài phân bố ở khắp các vùng nhiệt đới, ôn đới và cận nhiệt đới. Ở khu vực viễn chí có mặt nhiều ở Trung Quốc và Đài Loan, Nhật Bản. Ở Việt Nam có khoảng 20 loài trong đó có 11 loài có tác dụng làm thuốc, cây mọc ở các vùng trung du và vùng núi thấp từ Thanh Hóa đến Thái Nguyên. Cây mọc ở lẫn trong các bãi cỏ thấp, đất khá ẩm ở trên các nương rẫy và vùng đồi. Sau khi có quả già vào cuối mùa hè cây lụi đi.
Thu hái viễn chí vào mùa xuân, đào cây viễn chí lên, bỏ phần thân chỉ lấy phần rễ cây phình lên hay gọi là củ, sau đó rửa sạch đất bẩn và tạp chất, rút bỏ gân gỗ ở củ sau đó phơi khô dùng làm dược liệu.
-
Bào chế
Rễ viễn chí sau khi phơi khô hoặc xao lên dùng sắc với nước uống hoặc kết hợp cùng một số vị thuốc khác tùy theo từng loại bệnh. Cũng có thể nấu cao viễn chí để dùng dần.
-
Thành phần hóa học
Có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài cây này và công bố các tài liệu khoa học thì trong viễn chí có chứa saponin tritepen, polygalitol, dầu béo, tenuifoliose , tenuigenin.
Công dụng của viễn chí
Viễn chí có tính ôn, vị cay, hơi đắng nên có công dụng điều trị ho, viêm phế quản, ho có nhiều đờm cấp và mãn tính.
Các bài thuốc từ viễn trí giúp an thần, dưỡng tâm, tim đập nhanh, hồi hộp ho âu. Hỗ trợ điều trị các chứng suy giảm trí lực, hay quên.
Viễn trí có tác dụng tốt đối với nam giới, bổ sung các chất bổ làm kiện tráng dương đạo, chữa mộng tinh, di tinh, suy giảm chức năng sinh lý.
Một số bài thuốc liên quan
-
Chữa ho, viêm phế quản
Đối với người lớn và trẻ em khi bị ho, viêm phế quản dùng hai bài thuốc dưới đây để trị dứt điểm bệnh ho lâu ngày và long đờm hiệu quả.
Bài 1 viễn chí 12g, trần bì 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Bài 2: viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g. Sắc chia uống 3 lần trong ngày. Chữa ho có đờm.
-
Giúp an thần, dưỡng tâm , chữa mất ngủ
Viễn chí, đẳng sâm, mạch đông, dương quy, bạch thược, phục linh, sinh khương đại táo mỗi loại 10g, cam thảo, quế tâm mỗi loại 3g. Bột quế tâm tán nhỏ để riêng, các vị thuốc còn lại sắc lấy nước sau đó bỏ bột quế tâm vào uống. Bài thuốc này tốt cho những người hay bị chứng mất ngủ.
Kiêng kị
Không dùng các bài thuốc bào chế từ viễn chí đối với phụ nữ có thai, người thực hỏa, người bị bệnh dạ dày. Không lạm dụng vị thuốc này và dùng liều quá cao sẽ dẫn đến phản tác dụng chữa trị.
Với công dụng chữa ho hiệu quả từ viễn chí mà sntv.vn vừa chia sẻ với các bạn mong rằng sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích về loại cây này.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: