Cây tre còn có tên gọi khác là là cây trúc nhị thanh, cây trúc nhự, trúc lịch… Là một loài cây vô cùng thân thuộc, gần gũi với làng quê Việt Nam từ xưa tới nay.
Tên khoa học
Caulis Bambusae in Taenia. Thuộc họ tre.
Khu vực phân bố
Cây tre Việt Nam được nhân dân trồng khắp nơi, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Lũy tre làng đã trở thành một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đồng quê Việt Nam, hình ảnh lũy tre làng đã được mô tả vô cùng thân thương qua những bài thơ, bài hát, bức tranh. Lũy tre đã trở thành biểu tượng rất đỗi thân thương của làng quê Việt Nam.
Hiện nay do tốc độ đô thị hóa mà hình ảnh những lũy tre làng cũng không còn nhiều như trước, hiện một số địa phương vẫn còn trồng cây tre nhưng không nhiều như trước. Những tỉnh có trữ lượng cây tre nhiều hiện nay có: Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình …..
Bộ phận dùng
Lá tre, phần thân cây tre cạo lấy phần thân màu trắng phía dưới lớp vỏ màu xanh của thân cây tre.
- Trúc nhự: Vỏ cây tre
- Trúc diệp: Lá tre non
- Trúc lịch: Cây tre non nướng, vắt lấy nước mà dùng
- Trúc hoàng: Màng màu trắng hoặc vàng bên trong cây nứa, cây tre.
Cách chế biến và thu hái
Vị thuốc này được thu hái quanh năm. Lá thường dùng dưới dạng lá tươi. Vỏ cây tre được gọi là trúc nhự, trúc nhự được chế biến theo cách: Cưa cây tre thành những đoạn ngắn, cạo phần vỏ màu xanh đi, sau đó cạo lấy lớp phía dưới có màu vàng (Lớp này thường chỉ dày 0,5mm).
Thành phần hóa học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Tính vị
Cây tre có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và can (gan)
* Công dụng của cây tre
Theo y học cổ truyền cây tre có một số công dụng chính sau:
- Tác dụng thanh nhiệt, giải độc
- Tác dụng an thai, điều trị động thai
- Điều trị chảy máu cam
- Điều trị băng huyết
- Lá tre non công dụng: Điều trị ho, kinh phong (bệnh động kinh) ở trẻ nhỏ.
Đối tượng sử dụng
- Phụ nữ bị động thai
- Người mắc chảy máu cam
- Phụ nữ băng huyết
- Trẻ nhỏ mắc kinh giật, động kinh
- Người bị cấm khẩu, điên cuồng
Cách dùng, liều dùng
Cách dùng trúc nhự (Vỏ cây tre)
- Cách dùng: Trúc nhự tẩm nước gừng, sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng 20g sắc với 1 lít nước để uống trong ngày.
- Công dụng: Điều trị chứng chảy máu cam, động thai, băng huyết, kinh nguyệt không ngừng, thanh nhiệt giải độc):
Cách dùng trúc diệp (Lá tre non)
- Cách dùng: Trúc diệp khô 35g – 40g sắc với 1,5 lít nước để uống trong ngày. Có thể dùng nước lá tre để rửa vết thương để sát trùng.
- Công dụng: Điều trị ho, sốt, nóng trong, cảm mạo, phù nề, trẻ nhỏ kinh phong (Động kinh ở trẻ nhỏ).
Cách dùng trúc lịch (Cây tre non nướng lên, vắt lấy nước)
- Cách dùng: Nước cây tre non = 25ml – 30ml uống trong ngày.
- Công dụng: Nhuận tràng, điều trị cấm khẩu, điên cuồng, động kinh.
Điều trị co giật, động kinh bằng vị trúc hoàng: Trúc hoàng 5g – 8g sắc nước uống hàng ngày.
Mua lá tre ở đâu, địa chỉ bán cây tre ?
Cay tre rất phổ biến ở các thôn quê, bạn có thể tự thu hái và chế biến làm thuốc như chúng tôi đã hướng dẫn ở trên. Những nếu không tự tay làm được, hãy liên hệ với chúng tôi qua số: 0337 200 798 để được tư vấn, giúp đỡ. Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm:
- Tình trạng: Thu hoàn toàn từ rừng tự nhiên
- Quy cách đóng gói: Túi nilon 1kg
- Hình thức bảo quản: Phơi khô tự nhiên
Có gửi hàng trên toàn quốc
Gửi câu hỏi cần giải đáp: