Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây tràm, nét đẹp chân quê và công dụng làm thuốc

Cao chè vằng nguyên chất

Khi tôi còn nhỏ, hầu như nhà nào cũng có cái cà ràng đầu ba ông táo với cái cựa củi, chai dầu lửa và mấy bao lá khô bên chái bếp. Có lần hết lá khô để mồi lửa, tôi ra hong hè bóc vài lớp vỏ tràm để nhóm thử. Từng mảng vỏ tràm với các lớp mềm, không thấm nước dù được bóc từ cây tươi nhưng vẫn bén lửa rất nhanh. Thế là thành thói quen, tôi cứ bóc vỏ tràm để nhóm lửa hàng ngày cho đến khi gần chạm đến lớp gỗ mới thôi. Ông tôi cười bảo: “Cái con làm biếng! Vỏ tràm ngày xưa người ta làm giấy còn bây giờ mày đem làm củi!”. Nhưng đâu chỉ có thế, cây tràm còn được dùng làm thuốc, bạn đã nghe đến chưa?

Về cây tràm

Cây tràm (Melaleuca cajuputi, họ sim Myrtaceae) (1)

Cây còn có các tên gọi khác như chè cay, chè đồng… thuộc dạng thân gỗ có vỏ ngoài mềm, xếp gồm nhiều lớp như giấy với màu trắng xám và bong tróc thành từng mảng mỏng. Lá tràm mọc so le, dày và cứng, có hình mác, thuôn dài. Quả tràm nhỏ khoảng 4 mm, hình nang (hình cầu cụt ở phần đầu). Điểm đáng chú ý ở cây tràm là hoa tràm mọc thành cụm ở đầu cành, có màu trắng hoặc vàng ngà, rất nhiều nhị trông đẹp mắt với hương thơm nồng nàn.

Tuyệt vời làm sao mỗi buổi sáng tuổi thơ nghe hương tràm theo gió ngoài đồng thổi vào nhắc nhớ, chân bước thong dong rồi nếm những giọt sương mật còn đọng trên nhành hoa trắng muốt ngọt ngào! Đêm về, ai chăn trâu, giữ đồng bắt võng dưới hai gốc cây tràm rồi nghe câu Lý con sáo bạc Liêu mà đứt ruột: “Gió lay bông tràm đêm nằm nghe sầu thắt lá gan” (2).

Ở Việt Nam có hai dạng quần thể tràm là tràm đồi (hay còn gọi tràm gió) thường cao đến khoảng 2, 5 m và tràm cừ có thể cao đến 20 m (3).

Hình cảnh cây tràm

Hình cảnh cây tràm

Công dụng làm thuốc của lá và vỏ cây tràm

Lá tràm: Theo y học cổ truyền, lá chàm có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng. Lá tràm thường được dân gian dùng trong các bài thuốc xông hơi giải cảm cùng các lá khác. Ngoài ra, nước sắc từ lá tràm còn có công dụng điều trị cảm mạo, phong hàn, lạnh phổi, ho đờm, hen suyễn, tức ngực, tiêu hóa kém, phong thấp, đau dây thần kinh và giúp tăng lưu thông huyết mạch ở phụ nữ sau sinh. Liều lượng: 10 – 20 g lá tươi hoặc 5 – 10 g lá khô (3).

Lá tràm còn có các công dụng đáng kể như:

  • Sát trùng vết thương, làm dịu vết bỏng và làm giảm mẩn ngứa: lấy lá tràm tươi rửa sạch, nấu nước rồi rửa vết thương hoặc bôi lên vết bỏng và tắm khi bị mẩn ngứa (3).
  • Kích thích tiêu hóa: lấy lá tràm phơi khô rồi nấu nước uống thay cho trà (hoặc hãm như trà). Liều lượng: 2 g lá khô trong 1 lít nước (3).
  • Ứ huyết: sắc đặc lá tràm khô và rễ ô rô tía, mỗi vị 20 – 30 g rồi uống trong ngày (3).

Vỏ tràm: Vỏ cây tràm có vị đắng nhạt, tính bình, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau, được dùng độc vị (10 – 15 g thuốc sắc) (4) hoặc kết hợp với các vị thuốc khác trong điều trị thần kinh suy nhược, mất ngủ (sắc uống các vị: vỏ tràm 20 g, dây lạc tiên (nhãn lồng) 15 g, lá vông 15 g) (3).

Tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm

Công dụng của tinh dầu tràm

Tùy theo từng giống mà lượng tinh dầu trong lá tràm sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, tinh dầu tràm gió là phổ biến vì lượng tinh dầu trong lá tràm cừ rất thấp nên loại này hầu như được trồng để lấy gỗ là chính (3).

Tinh dầu tràm màu vàng lục, có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm, được dùng xoa bóp ngoài da trong điều trị đau khớp, nhức mỏi chân tay hoặc pha vào nước để rửa vết thương (nồng độ 0, 2 %).

Để điều trị cảm cúm, có thể dùng khoảng 15 giọt tinh dầu tràm pha loãng với nước đường để uống kết hợp xoa tinh dầu vào mũi, gáy, sống lưng. Nếu bị cảm cúm kèm theo nghẹt mũi, có thể pha tinh dầu tràm và tinh dầu thầu dầu với tỷ lệ 5 – 10 % rồi nhỏ vào mũi (3).

Bên cạnh đó, có thể chấm tinh dầu tràm vào lỗ răng sâu giúp giảm đau răng. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có công dụng chống muỗi, tiêu diệt bọ chét và cháy rận (mạnh hơn tinh dầu sả vì ít bay hơi hơn) (3).

Lưu ý

  • Uống quá liều tinh dầu tràm sẽ gây kích ứng đối với đường tiêu hóa (3).
  • Những người bị suy nhược cơ thể, tân dịch khô, táo bón, ho khan không nên dùng (4).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: