Mô tả cây thuốc trạch tả
Cây trạch tả có chiều cao trung bình 0,2-1m. Thân trạch tả có màu phấn trắng, mọc thành cụm, lá mọc chủ yếu ở gần gốc. Lá trạch tả hình lưỡi mác, nhọn ở phần cuối. Rễ thô, có màu trắng vàng vằn, rãnh nông quanh ngang củ.
Cây trạch tả mọc ở đâu
Cây trạch tả mọc chủ yếu ở vùng ẩm ướt như: ao, hồ và bờ ruộng. Cây thường xuất hiện ở khu vực Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng và hiện nay được trồng nhiều ở Hà Tây, Lào Cai,…
Thu hái và sơ chế cây thuốc nam hay trạch tả
- Người ta thường thu hái phần rễ trạch tả, mang đi làm sạch, sơ chế và sây khô cho tới khi chỉ còn phần trắng cứng có các lô – bướu trên bề mặt.
- Thời gian thu hái thích hợp nhất là tháng 6 và tháng 12.
Thành phần hoá học
Theo nghiên cứu, trong trạch tả có chứa tinh dầu, chất protit và 23% chất bột, chất nhựa 7%.
Cây trạch tả có tác dụng gì?
– Trong Đông y, cây trạch tả có vị ngọt, tính hàn. Tác dụng cây trạch tả là lợi tiểu, trừ thấp, tiêu thũng, giảm béo và thanh nhiệt. Hàng ngày có thể dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc, tán bột hoặc là viên uống.
– Bài thuốc nam hay chữa bệnh thủy thũng do viêm thận: cách sử dụng cây trạch tả: Ngày dùng từ 10-30g trạch tả khô, mang đi sắc. Có thể dùng riêng hoạc phối khợp với các vị thuốc khác.
– Chữa thủy thũng, cổ trướng: mỗi thứ 12g: trạch tả, mạch môn, xích phục linh, bạch truật; mỗi thứ 10g: vỏ rễ râu, hạt cau, tía tô, mộc qua; đại phúc bì, sa nhân, trần bì, mộc hương mỗi thứ 8g; đăng tâm 10 sợi. Tất cả các vị thuốc mang đi thái nhỏ, sắc với 400ml nước, đến khi nào còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc sử dụng bài thuốc: trạch tả 12g, tỳ giải 10g, ý dĩ sao 10g,. Tán bột hoặc sắc uống.
– Chữa tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt: trạch tả 12g, thông thảo 6g, sa tiền tử 10g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực: dùng trạch tả 10g, mỗi thứ 6g: binh lang, xích phục linh, mộc thông, chỉ xác, khiên ngưu 8g. Tất cả tán thành bột, nấu với gừng tươi, hành ta lấy nước uống trong ngày
– Trị tiểu không thông: các vị đều 12g: Trạch tả, Trư linh, Thạch, Xa tiền thảo, Xuyên mộc thông 8g, Bạch mao căn 20g. Sắc uống
– Trị thận viêm cấp, tiểu ít, phù thũng thể dương tính: mỗi vị 16g: Trạch tả, Trư linh, Phục linh, Xa tiền, sắc uống.
– Trị Thận viêm mạn, chóng mặt: dùng đều 12g: Trạch tả, Bạch truật, Cúc hoa 16g, sắc uống.
– Chữa viêm thận, đái ít, phù: trạch tả 16g, mỗi thứ 12g: phục linh, trư linh, bạch truật; quế chi 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
– Chữa lipid máu cao: trạch tả 8g, mỗi thứ 6g: thảo quyết minh, mộc hương, tang ký sinh; mỗi thứ 3g: hoàng tinh, kim anh tử, sơn tra, hà thủ ô đỏ. Tất cả mang đi nấu với nước thành cao rồi trộn với bột gạo, viên làm thành viên nhỏ, mỗi viên tương đương với 1,1g dược liệu. Ngày sẽ uống 2 lần, mỗi lần 5-8 viên.
– Chữa gan nhiễm mỡ: trạch tả 20g, mỗi vị 15g: thảo quyết minh, đan sâm, hà thủ ô (sống), hoàng kỳ; hổ trương 15g, sơn tra (sống) 30g, hà diệp 15g. Sắc nước uống, ngày một thang.
– Chữa béo phì đơn thuần: mỗi thứ 12g: thảo quyết minh, trạch tả, sơn tra, phan tả diệp 8g. Tất cả vị thuốc mang đi thái nhỏ hãm với nước sôi, chia làm hai lần trong ngày. Một đợt điều trị kéo dài 4 tuần.
Lưu ý trong quá trình sử dụng cây trạch tả
– Không nên quá lạm dụng uống trạch tả bởi nếu quá liều lượng có thể gây ra chứng đau mắt.
Cây trạch tả không quá khó kiếm trong cuộc sống hàng ngày vì chỉ cần đến các vùng đất ẩm ướt chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của cây này. Mặc dù trạch tả được sử dụng nhiều để làm thuốc, giúp lợi tiểu và tốt cho thận nhưng những người bị viêm thận đang trong quá trình điều trị tây y nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc trên nhé.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: