Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây thương lục thảo dược hay nhưng có độc, cần hết sức lưu ý khi dùng

Cao chè vằng nguyên chất
Cây thương lục là loại thảo dược có củ rất giống với củ nhân sâm, nhưng tuy nhiên rễ thương lục lại có độc và chỉ được sử dụng ở một số trường hợp nhất định. Vì vậy bạn cần lưu ý hết sức khi sử dụng rễ thương lục làm thuốc.

Thương lục có tên khoa học là Phytolacca esculentaVan Hout, thuộc họ thương lục (1) (2).

Cây thương lục là một thảo dược được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc, với các tác dụng chính là chống viêm và điều trị các bệnh về viên khớp… (3)

Mô tả

Cây thương lục lần đầu tiên mô tả tại nước ta trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 283, 284. Các bạn xem hình ảnh để thấy rõ mô tả hình ảnh cây thương lục.

Cây thương lục mọc ở đâu ? Cũng theo giáo sư Đỗ Tất Lợi cây thương lục có nguồn gốc tại Trung Quốc và đã được du nhập vào Việt Nam (2), hiện nay đã thấ có một số nơi ở nước ta trồng loài cây này, tuy nhiên số lượng không nhiều (2).

Thành phần hóa học

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi trong thương lục có chứa chất độc có tên gọi phytolaccatoxin C24HJ0O9, muối kali và một số hoạt chất khác (2)

Theo các nghiên cứu gần đây trong thương lục còn chứa các saponin như Esculentoside A, Esculentoside M (6).

Hình ảnh lá quả cây thương lục

Hình ảnh lá quả cây thương lục

Củ thương lục

Củ thương lục

Tính vị

Thương lục có vị đắng, tính hàn, có độc, vào kinh thận. Vị thuốc này được sử dụng từ rất lâu đời tại Trung Quốc tuy nhiên chỉ được xếp vào dạng hạ phẩm {tức xếp ở phía dưới} bởi vì vị thuốc này có độc (2).

Công dụng của cây thương lục

1) Theo y học cổ truyền vị thuốc thương lục có một số công dụng chính như sau:

  • Lợi tiểu tiện
  • Điều trị phù, bụng có cục cứng
  • Điều trị đau họng

2) Theo các nghiên cứu khoa học

  • Esculentoside A (một saponin được phân lập từ rễ thương lục Phytolacca esculenta) làm giảm rõ rệt tổn thương viêm ở gan và thận của chuột  (4)
  • Esculentoside A (một saponin được phân lập từ Phytolacca esculenta) có tác dụng cải thiện tổn thương phổi và hạn chế viêm đường thở (5).
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú (7), ung thư ruột già (8), khối u do bạch cầu đơn nhân ở người (9) của chiết xuất rễ thương lục.
  • Tác dụng chống viêm mạnh mẽ (10).

Cách dùng cây thương lục

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng rễ thương lục dưới dạng sắc uống hoặc chườm ngoài da.

Sắc uống điều trị phù nề, trướng bụng: 3g~4g/ngày, tuyệt đối không dùng quá liều vì rễ cây có độc (2)

Chườm ngoài da: Lấy rễ cây hơ lửa nóng sau đó chườm ngoài da, ở những vùng bị đau như đau bụng, đau họng (2)

Lưu ý khí sử dụng

  • Rễ thương lục có độc nên khi sử dụng làm thuốc, nhất thiết phải tham vấn ý kiến bác sỹ, không tự ý sử dụng (11).
  • Không dùng quá liều 3g~4g/ngày.
  • Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai (2) (11)
  • Rễ thương lục có hình dáng rất giống nhân sâm, bởi vậy cần chú ý tránh nhầm lẫn mà sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc (2).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: