Cây tầm gửi là loại cây quen thuộc với tất cả mọi người. Vậy cây tầm gửi có công dụng chữa bệnh rất tốt, vậy cách dùng, giá bán và nơi bán như thế nào?
Cây tầm gửi là loại cây quen thuộc với tất cả mọi người. Vậy cây tầm gửi có công dụng, cách dùng, giá bán và nơi bán như thế nào? Được biết tầm gửi có hơn 1000 loài sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Từ xưa chúng đã được thầy thuốc Đông y xem như một vị thuốc quý. Tuy phổ biến là vậy nhưng rất ít người biết về công dụng chữa bệnh của chúng.
Vậy tầm gửi chữa được bệnh gì? Những ai nên sử dụng nó? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho những thắc mắc của bạn.
Cây tầm gửi sống ở đâu?
Nghe qua cái tên “tầm gửi” hẳn các bạn đã biết đây là loại cây sống ký sinh. Chính xác thì chúng sống nhờ trên thân cây khác chứ không phải mọc ra từ ở mặt đất. Chúng sống ký sinh chủ yếu vào một số cây như cây mít, cây đa, cây gạo, cây lim, cây bưởi,…
Cay tam gui có tên khoa học là Loranthaceae, còn có những tên gọi khác như liễu ký sinh, dâu ký sinh,… Rễ của chúng bám trên cây chủ, hút chất dinh dưỡng từ cây này để sống. Rễ là một hệ thống ký sinh phức tạp. Chúng được tổ chức một cách khoa học để hấp thụ chất lỏng trong xylem của vật chủ để lấy độ ẩm và khoáng chất. Đồng thời, rễ có thể sinh sản vô tính, hình thành nên các vòi hút thứ cấp.
Môi trường sinh sống của tầm gửi rất đa dạng. Mỗi loài lại thích nghi ở những điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng có thể được tìm thấy ở Châu Âu, Nam Mỹ, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên hay Nhật Bản. Ở nước ta, tầm gửi không được nhân giống nhiều. Người ta chủ yếu thu hoạch chúng trên các cây dại khác.
Tầm gửi trông như thế nào?
Cây tầm gửi là một loài thực vật có bộ phận phát quang hoặc nách lá ở nhánh. Thân cây mềm, lá mọc ngược, có lông, màu xanh nhạt. Hoa nhỏ, đơn tính hoặc lưỡng tính, có màu vàng. Quả của chúng ít được nhìn thấy, có hình cầu và mọng nước. Cây tầm gửi thường xanh trong tất cả các mùa trong năm.
Thường những cây bị chúng ký sinh sẽ phát triển kém, năng suất thấp. Nếu trồng các loại cây chủ để thu hoạch, người ta thường nhổ hết tầm gửi đi. Vì thế mà ngày nay, chúng ta ít thấy tầm gửi xuất hiện trên những cây ăn quả.
Với sự phát triển không ngừng của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và diện tích rừng ngày càng giảm. Điều đó cũng khiến những loài chim ăn quả tầm gửi ngày càng hiếm, dẫn đến khó khăn trong việc sinh sản của cây tầm gửi. Mặt dù vậy, giá trị dược liệu độc đáo của cây tầm gửi đã được y học khám phá.
Thu hoạch và chế biến ra sao?
Người ta thường sử dụng cả cây tầm gửi để làm thuốc. Sau khi đem về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi đem đi bảo quản. Cũng có thể sao vàng chúng để hãm với nước uống, dùng để thay trà uống hàng ngày.
Cây tầm gửi có công dụng chữa bệnh gì?
Theo Đông y, cây tầm gửi có vị đắng nhẹ, tính bình, không độc, có ích cho gan, thận.
Trị bệnh tăng huyết áp
Sử dụng 20g cây tầm gửi, 20g thảo quyết minh, 15g chi tử, 10g bạch linh, 10g ích mẫu sắc với nước. Uống đều đặc 3 lần/ngày, sau 1 tháng huyết áp sẽ không còn tăng cao, tim đỡ hồi hộp.
Xem thêm: Chi tử và 8 tác dụng của chi tử mà nhiều người chưa biết tới. có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp.
Chữa đau nhức thần kinh tọa
Dùng 20g cây tầm gửi, 15g bạch thược, 15g sinh địa, 10g bạch linh, 5g đương quy, 5g đỗ trọng sắc lấy nước uống. Dùng 3 lần mỗi ngày trước khi ăn sẽ giảm đau nhức. Uống đều đặn trong 2 tháng bệnh sẽ hết hẳn.
Trị tê thấp, đau lưng mỏi gối.
Lấy cây tầm gửi ngâm với rượu 30-45 độ, để trong 1 tháng rồi lấy xoa bóp lên vùng đau nhức. Hoặc dùng tầm gửi hãm với nước để uống như trà. Nếu uống thường xuyên sẽ có hiệu quả, chứng đau lưng mỏi gối ở người già sẽ không còn.
Lợi sữa cho phụ nữa sau sinh
Phụ nữa sau khi sinh bị ít sữa thì dùng 15g cây tầm gửi, 10g củ cây gai, 10g tía tô, 5g ngải diệp sắc uống khi còn ấm. Phụ nữa mang thai nên sử dụng cây tầm gửi vì có tác dụng an thai, lợi sữa sau này.
Cây tầm gửi nào cũng sử dụng được?
Trong đời sống, tầm gửi là một thảo dược quý. Tuy nhiên không phải tầm gửi ký sinh trên thân cây nào cũng có thể làm thuốc. Chúng ký sinh trên cây thông, cây lim, cây trúc đào tuyệt đối không được sử dụng vì gây ra độc tính. Bản thân cây chủ đã mang độc dược nếu dùng phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng con người.
Ai nên dùng cây tầm gửi?
-Bệnh nhân cao huyết áp
-Người đau nhức thần kinh tọa.
-Người bị tê thấp, hay đau lưng, mỏi gối.
-Phụ nữ mang thai muốn dùng để an thai.
-Phụ nữ sau sinh bị ít sữa.
Cây tầm gửi có thể dùng tươi hay sấy khô đều được, dù ở dạng nào chúng đều có công dụng chữa bệnh như nhau.
Hiện nay, có nhiều nơi mua bán ở dạng khô đóng gói không rõ nguồn gốc. Người bệnh chỉ nên mua tại những nhà thuốc uy tín, chất lượng, có giấy phép hành nghề rõ ràng. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người nhé!
Cảm ơn đã dành thời gian để đọc bài viết của chúng tôi.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: