Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây sương sáo giúp điều trị bệnh và những người nào không nên dùng?

Cao chè vằng nguyên chất

Vài nét về sương sáo

Cùng với sương sâm, sương sáo là thức uống giải nhiệt được ưa chuộng ở Nam Bộ. Về miền Hậu giang, bạn có thể mua những cây sương sáo con để tự ươm trồng và nấu cho mình những nồi sương sáo thơm ngon.

Được biết, cây sương sáo có tên khoa học là Platostoma palustre và còn được gọi là cây thạch đen. Đó là vì khi ta lấy cây và lá sương sáo phơi khô, cắt nhỏ rồi nấu lên (có thêm bột sắn dây hoặc bột gạo) thì sẽ cho ra một loại nước màu đen, nước này để nguội lại sẽ đông thành thạch.

Hiện nay, ở các cửa hàng, siêu thị đã có bán các gói bột sương sáo với giá khá rẻ, chúng ta chỉ cần mua về và nấu là thành thạch ngay (gần giống cách nấu rau câu) (1).

Cây sương sáo

Hương vị của sương sáo

Nói về sương sáo thì đây là món ăn giúp giải khát rất tốt, nhất là giải nhiệt vào mùa nóng. Mà cái mùi sương sáo cũng lạ: hương thuốc không phải hương thuốc, hương rau không phải hương rau. Chỉ đậm, sâu và thơm. Hơn nữa, nó đắng nhưng cũng không phải là cái đắng khiến người ta khó ăn. Ngược lại, vị sương sáo càng ăn càng ghiền, thanh mát và hấp dẫn!

Không chỉ là một món ăn chơi, sương sáo còn có tác dụng điều trị bệnh (hiển nhiên – tác dụng đầu tiên của sương sáo vẫn là ăn để giải khuây những trưa buồn miệng).

Sương sáo, thức uống giải nhiệt mùa hè

Cây sương sáo có tác dụng gì?

Theo công trình Những cây thuốc và vị thuốc nam hay tại Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi), thân và lá cây sương sáo có thể dùng điều trị các chứng như:

  • Cảm mạo.
  • Viêm thận cấp tính.
  • Viêm khớp cấp tính.
  • Tiểu đường.
  • Huyết áp cao.

Cách dùng cây sương sáo: sắc lấy nước uống mỗi ngày từ 15 – 20 g (2).

Ở Trung Quốc, sương sáo còn được biết đến với các công dụng như giải say nắng, giải nhiệt, giải khát, điều trị vàng da, bệnh lỵ, bệnh về đường tiết niệu và giúp lợi tiểu (3).

Lưu ý khi dùng: Những người bị bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da, người bị khí hư, dương hư, âm hư… đều không được dùng (3).

Thông tin thêm

  • Tương kỵ: Về vấn đề mật ong có kỵ sương sáo hay không thì vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Theo ý kiến dân gian thì nhìn chung phân thành 3 hướng: hướng thứ nhất là hai thứ này kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc chết người, thứ hai là chúng an toàn khi ăn chung và thứ ba là chúng không gây tử vong nhưng gây các bệnh khác (do ngộ độc). Nhìn chung, để an toàn và có được sự an tâm khi ăn, thiết nghĩ chúng ta cũng không nhất thiết phải kết hợp hai loại này vì khi ăn sương sáo, bạn chỉ cần dùng một lượng đường trắng vừa đủ, cho thêm nước cốt dừa, vài giọt dầu chuối và nước đá là đã ngon rồi!
  • Về tên gọi: Ở Trung Quốc, cây sương sáo được gọi là “tiên thảo” (仙草) và được ghi chép trong công trình Trung Quốc dược thực đồ giám với tên gọi “tiên nhân thảo” (仙人草) (4).

Lựa chọn sử dụng

  • Nhiều người thích mua cây sương sáo khô để tự nấu vì nó ngon hơn loại bột đóng gói. Tuy nhiên, có người nấu đặc lại thành thạch và có người nấu thì lại không đặc. Vì vậy, nếu bạn không có kinh nghiệm nấu sương sáo thì tốt nhất là nên mua bột sương sáo về nấu cho dễ hơn (hoặc mua loại đã nấu sẵn thành các ổ tròn, miếng vuông… được bày bán ở các chợ), bạn nhé!
  • Trong kết hợp: Sương sáo có thể được dùng kết hợp thành các thức uống khác như sương sa hột lựu, bánh lọt, trà sữa, trái cây tô…
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: