Cây seo gà cái tên nghe rất lạ và đặc biệt, tuy vậy bạn biết không từ lâu loài cây này đã là một vị thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa cực hay đó nhé.
Tên khác: Cây seo cà còn được gọi là cây phượng vĩ.
Tên khoa học: Pteris multifida Poir, thuộc họ dương xỉ (1).
Mô tả: Cây seo gà có bộ lá dài mọc tua ra từ cuối cuống của lá (Nhìn tựa như cái đuôi của con gà), lá cây seo cà có thể dài từ 10cm đến 25cm, mép lá có răng cưa nhỏ, thân nhỏ cao khoảng 20 cm đến 25 cm. Các bạn xem hình ảnh cây seo gà để thấy rõ hơn mô tả.
Cây seo gà mọc ở đâu ?
Ta có thể rễ ràng nhận thấy loài cây này mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc, ở cả đồng bằng và miền núi. Ở đồng bằng chúng ta thường thấy seo gà mọc ở các kẽ tường cổ, lâu năm, các chùa chiền, miếu, các bờ giếng, sau nhà nơi có đất ẩm và mát.
Ở miền núi cây mọc nhiều các vách núi, kẽ đá ẩm ướt. Cây seo cà ở miền núi thường có kích thước lá to lớn và dài hơn cây mọc ở đồng bằng. Trước kia tôi thấy loài cây này mọc rất nhiều ở thôn quê nhưng ngày nay thì thấ chúng càng hiếm dần, chỉ còn có nhiều ở miền núi.
Bộ phần dùng, thu hái chế biến
Theo kinh nghiệm dân gian toàn cây seo gà gồm cả lá, thân cây vè rễ trong đất đều được dùng làm thuốc. Cách chế biến đơn giản là rửa sạch, cắt ngắn, phơi khô để dùng dần (1).
Thành phần hóa học
Có tới 11 hợp chất từ cây seo gà đã được xác định bởi Viện Công nghiệp dược phẩm Thượng Hải, Trung Quốc là: apigenin-7-O-β-D-glucopyranosyl-4′-O-α-L-rhamnopyranoside, luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside, apigenin-7-O-β-D-glucopyranoside, apigenin, luteolin, naringenin-7-O-β-D-neohesperidoside, apigenin-7-O-β-D-neohesperidoside, apigenin-4′-O-α-L-rhamnopyranoside, (2S,3S)-pterosin C, isovanillic acid và ferulic acid (2)
Sau này các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm ra thêm hai hợp chất bimutipterosin A và B từ cây seo gà, đây là các hợp chất đã được báo cáo cho thấy có tác dụng gây độc với dòng tế bào gây bệnh bạch cầu ở người (3)
Tính vị
Cây có vị ngọt, hơi đắng và hơi tê (1).
Công dụng của cây seo gà
Kinh nghiệm dân gian: Từ lâu trong dân gian Việt Nam cây seo cà đã được sừ dụng làm thuốc, dưới đây là những công dụng của vị thuốc này theo kinh nghiệm từ trong dân gian:
- Điều trị tiêu chảy (1)
- Điều trị bệnh kiết lỵ, đi cầu ra máu (1)
Theo y học hiện đại
- Tác dụng gây độc với dòng tế bào gây bệnh bạch cầu ở người (3)
- Hiệu quả ức chế khối u, thí nghiệm được tiến hành trên chuột bởi Khoa Phẫu thuật Bệnh viện Xiangya, Đại học Trung Nam Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc (4)
- Tác dụng chống oxi hóa của thảo dược này cũng đã được xác định (4)
- Rễ cây seo gà có tác dụng kháng khuẩn (5)
- Ngoài ra loài cây này còn có tác dụng cải tạo những vùng đất bị ô nhiễm, độc hại (6)
Cách dùng cây seo gà làm thuốc
Cách dùng cây seo gà làm thuốc dưới đây mà chúng tôi giới thiệu, dựa theo kinh nghiệm dân gian được giáo sư Lợi ghi lại trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” xuất bản năm 2004 (1)
- Cách sắc uống: Rễ và lá cây khô 20g, đem sao vàng hạ thổ, sau đó sắc với khoảng 300ml nước, đun cạn tới khi còn khoảng 100ml nước thì chát nước, chia 3 lần để uống trong ngày.
- Cách ngâm rượu: 1kg toàn cây khô sao vàng hạ thổ cho thơm, sau đó ngâm với khoảng 6 đến 7 lít rượu. Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được.
Công dụng: Theo kinh nghiệm dân gian nước sắc seo và và rượu seo gà có chung một tác dụng đó là điều trị kiết lỵ và tiêu chảy.
Cách dùng rất đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao, ngoài dùng độc vị seo gà các bạn có thể dùng kết hợp với chè tươi hoặc lá mơ lông để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: