Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây ráy (cây ráy dại) giúp chữa ho, mụn nhọt, gout, sốt rét một cách hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất

1. Mô tả cây ráy dại

Cây ráy là một cây thuốc nam quý, là một loại cây mềm cao 0.3-1.4m, có thể dài tới 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng, dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vảy màu nâu. Lá to hình tim dài 10-50cm, rộng 8-45cm, cuống mẫm dài 15-120cm. Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ. Phần dưới của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

  • Phân bố: Cây ráy mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp, phân bố nhiều ở nước ta, Trung Quốc, Campuchia, Lào và châu Úc.
  • Bộ phận dùng: Củ ráy được sử dụng để làm thuốc.
  • Thu hái – sơ chế: Khi cây được 2 – 3 năm tuổi, đào cả cây lên rồi đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con rồi cạo vỏ bên ngoài. Sau đó phơi khô hoặc dùng tươi. Củ ráy có chất gây ngứa nên khi chế biến cần sử dụng bao tay để tránh tình trạng ngứa ngáy và kích ứng da.
Cây ráy dại có vị nhạt, tính hàn, có độc nhưng được dùng làm thuốc
Cây ráy dại có vị nhạt, tính hàn, có độc nhưng được dùng làm thuốc

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Vị nhạt, tính hàn và có đại độc. Ăn nhiều có thể gây ngứa cổ họng và miệng.
  • Quy kinh: Chưa có nghiên cứu.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

4. Thành phần hóa học

Nghiên cứu về củ ráy còn nhiều hạn chế, một số tài liệu ghi chép củ ráy có chứa tinh bột, một chất gây ngứa, xianua, đường, cumarin, flavonoid, saponin,…

Tác dụng dược lý của cây ráy

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tinh thể Canxi oxalate gây kích ứng da, viêm khoang miệng và niêm mạc.
  • Sapotoxin và các thành phần độc hại bao gồm viêm dạ dày ruột, tê liệt các trung tâm thần kinh.
  • Thân, rễ và cuống lá của cây ráy chứa ít các chất độc lại, thường được làm thực phẩm.
  • Chất kích thích tế bào lympho là nguyên nhân gây ra ngộ độc ở người.
  • Chất ức chế trpsin và chymotrypsin có tác dụng kháng côn trùng.

Theo Y học cổ truyền:

Trong nền Y học cổ truyền không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, cây ráy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hay chuyên điều trị các bệnh lý ở người như:

  • Điều trị ho (chất nhựa có trong cuống lá ráy)
  • Tác dụng giảm đau khớp (rễ và lá)
  • Điều trị đau đầu (nhựa bên ngoài cây)
  • Chữa các vết đốt của các loại côn trùng
  • Tăng cường lưu thông máu, giãn tĩnh mạch (lá tươi)
  • Điều trị tiêu chạy, cảm cúm, nhức đầu, thương hàn, lao phổi, giun đũa, áp xe,… (củ cây ráy)
  • Điều trị tiểu đường
  • Chữa đau dạ dày
  • Điều trị vàng da
  • Điều trị rối loạn khớp, viêm phế quản mãn tính, chảy máu trĩ, viêm ruột thừa (tại Trung Quốc sử dụng cây ráy để điều trị)
  • Tăng cường thị lực
  • Điều trị bệnh chàm
  • Cầm máu vết thương hoặc vết cắt (nước ép thân cây ráy)
Củ ráy có thể dùng chữa ho, mụn nhọt, sốt rét, gout
Củ ráy có thể dùng chữa ho, mụn nhọt, sốt rét, gout

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy dại

1. Củ ráy chữa mụn nhọt

80 –100g củ Ráy, Nghệ củ 60g, hai thứ rửa sạch cho Dầu vừng vào nấu nhừ, cho ít Dầu thông, Sáp ong ngoáy tan. Để nguội phết lên giấy xốp (giấy bổi), dán vào nơi có mụn nhọt sẽ có tác dụng giảm viêm và hút cả mủ nếu mụn viêm tấy, sưng to có mủ.

2. Ráy dại chữa gút (thống phong)

Củ Ráy (xắt nhỏ phơi khô sấy vàng) 20g, Chuối hột già (phơi khô) 20g, tất cả sao vàng sắc uống trong ngày; hoặc củ Ráy 20g, Chuối hột khô 20g, Lá lốt khô 20g, sắc chung, uống trong, điều trị viêm đau nhức rất tốt (trong viêm đa khớp dạng thấp).

3. Bài thuốc chữa sốt rét từ cây ráy

Sắc lấy nước 10 – 20 gram củ ráy.

4. Bài thuốc từ cây ráy điều trị ho

Sử dụng chất nhựa có trong cuống lá.

Lưu ý khi dùng cây ráy chữa bệnh

Trong quá trình sử dụng cây ráy làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.
  • Không được sử dụng cây ráy khi chưa được nấu chín. Bởi các loại cây ráy còn sống khi sử dụng có thể gây ngứa cổ họng và miệng, nghiệm trọng hơn là gây ra tử vong.
  • Không sử dụng cho các đối tượng bị hư hàn.

Trên đây là những thông tin và các bài thuocnam.mws.vn điều trị từ cây ráy. Tuy nhiên, không như những dược liệu khác, bản thân cây ráy có hàm lượng độc tố lớn, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ngộ độc, đặc biệt là mẩn ngứa. Cho nên, cần dùng cây chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: