Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây rau má và 11 tác dụng giúp trị bệnh bạn nên biết và học hỏi

Cao chè vằng nguyên chất
  1. Tên gọi

Cây rau má có tên khoa học là Centella asiatica Urban. Một số tên nước ngoài của cây rau  má như Indian pennywort (Anh), Centelle, Bévillacque (Pháp)

  1. Mô tả

Cây rau má là loại cây thân bò lan trên mặt đất. Lá cây hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc phớt đỏ, có 2 bắc màu xanh ôm lấy. Quả có hình mắt lưới dày đặc dễ nhận biết.

  1. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây rau má được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau

  1. Phân bố, thu hái và chế biến

Ở Việt Nam, rau má mọc tự nhiên ở khắp nơi đặc biệt ở các  bờ ruộng. Cây rau má phát triển tốt trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, nhiều ẩm, nhiệt độ trung bình, ánh sáng vừa phải. Cây có thể thu hoạch quanh năm song tập trung nhất vào tháng 3. Cây được thu hái cả rễ dùng tươi hoặc phơi khô, bảo quản, sử dụng lâu dài để trị bệnh.

  1. Bào chế

Cây rau má được dùng tươi hoặc phơi khô sắc nước trị bệnh.

Bào chế
  1. Thành phần hóa học

Trong cây rau má chứa các thành phần hóa học cơ bản sau: Triterpen, tinh dầu, hợp chất polyacetylen, flavonoid (kaempferol, quercetin), steroid (β- sitosterol, stigmasterol, campestrol). Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam dịch chiết rau má có: 88.2g nước, 1.8g chất carbohydrate, 3.2g chất đạm protein, 4.5g cellulose, 0.15mg vitamin B1, 3.7mg vitamin C, 2.29mg Calcium, 3.1mg Sắt, , 2mg Phospho, 1.3mg β carotene (tiền vitamin A).

Công dụng của cây rau má

  1. Chữa trúng thử, say nắng, say nóng

Lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối uống để chữa say nắng, sang nóng.

  1. Chữa ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt

45g rau má (khô) phối hợp với bạc hà, cóc mẳn, mỗi vị 16g, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g, cam thảo 8g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống trong ngày để chữa ho khan, ho lâu ngày.

  1. Chữa đau bụng tiêu chảy

Rau má khô 10g, bạch biển đậu 12g, hoắc hương, hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g, sa nhân 3g, gừng tươi 2g tạo thành thang sắc nước uống hàng ngày để trị đau bụng, tiêu chảy.

  1. Chữa viêm loét dạ day, tá tràng

Rau má (khô) 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn, ý dĩ, kê huyết đằng, cam thảo dây, hà thủ ô đỏ, đỗ đen (sao), mỗi vị 12g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống trong ngày để chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.

  1. Chữa viêm bàng quang cấp

Rau má 10g, bồ công anh 20g, mã đề 16g, thài lài tía, chi tử, râu ngô, mộc thông, cam thảo dây, mỗi vị 12g tạo thành thang đem sắc nước uống để trị viêm bàng quang cấp.

  1. Chữa viêm gan vàng da

Rau má (tươi) 100g, nhân trần  30g, chi tử 12g, vàng đắng 6g tạo thành thang đem sắc nước uống trong liên tiếp 3- 4 tuần để trị bệnh vàng da.

Chữa viêm gan vàng da
  1. Hạ sốt

100g rau má đem rửa sạch, phơi khô sắc lấy nước uống cho trẻ để trị sốt. Cứ khoảng 1 tiếng cho uống vài thìa để nhiệt độ cơ thể xuống dần dần.

  1. Hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch

Trong rau má có chứa các hoạt chất giúp lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là các bệnh về tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch. Uống nước rau má mỗi ngày sẽ rất tốt cho người đang bị các vấn đề về tim mạch.

Hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch
Hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch
  1. Trị các bệnh ngoài da như vảy nến, eczema

30-100 g rau má tươi, đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước uống, phần bã dùng để bôi ngoài để trị bệnh ngoài da như vảy nến, eczema.

  1. Chữa táo bón

Cách 1: Muối 10g, rau má 150g, rau rửa sạch, để ráo giã nhỏ cùng với muối rồi chế thêm một bát nước sôi để nguội, gạn lấy nước trong uống. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn 30 phút để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách 2: 100 mỗi loại rễ cây ngải cứu, rau má, rễ mơ lông, rễ cỏ may, đem sao vàng hạ thổ, sắc uống ngày 2 lần cho tới khi hết táo bón.

  1. Chữa chảy máu cam

10g rau má tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống để chữa bệnh chảy máu cam. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn 30 phút, liệu trình từ 5- 7 ngày.

Chữa chảy máu cam
Chữa chảy máu cam

Kiêng kị

Những trường hợp kiêng kị không nên dùng rau má

  • Rau má có tính hàn nên những người bị tiêu chảy hoặc tạng hàn không nên dùng
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều rau má
  • Những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về cây rau má mà bài viết chúng tôi  muốn chia sẻ, hi vọng sẽ mang đến nguồn thông tin hữu ích đối với nhiều bạn đọc.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: