Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây rau má chữa nhiều bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Cây rau má không phải là loài thực vật quá xa lạ đối với mọi người. Người ta vẫn thường thấy các hàng quán nước sinh tố rau má ở khắp hè phố. Rau má có nhiều tác động tốt đối với sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày khái quát về tác dụng của rau má và gợi ý một số bài thuocnam.mws.vn từ rau má.

Cây rau má có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Lôi công thảo, tích tuyết thảo;

Tên khoa học: Centella asiatica, Hydrocotyle asiatica L.;

Họ: Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Rau má là một loài cây thân thảo, toàn thân có màu xanh lá. Thân cây rau má gầy, nhắn. Lá cây có hình thận, thiết diện rộng.

Rễ cây rau má là loại thân rễ, bám vào nền đất. Hoa của cây có màu trắng, nhỏ li ti, mọc thành chùm. Quả cây rau má có hình mắt lưới, chín muồi sau khoảng 3 tháng.

Rau má sinh trưởng quanh năm

Phân bố

Rau má mọc và bò lan trên nền đất ẩm. Rau má không sống theo mùa nên sinh sôi quanh năm. Rau má được trồng hoặc mọc hoang ở những nơi ẩm, thường thấy ở ven đường, bãi hoang, bờ ruộng, dọc đường sắt,… Rau má phân bố khắp ba miền.

Về nguồn gốc, rau má có nguồn gốc từ vùng Châu Úc, các đảo ở Thái Bình Dương, Châu Á.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản

Bộ phận dùng: Thân và lá;

Thu hái: Khi cây ra quả và quả đã đến độ chín, rau má đã có thể thu hoạch được. Thu hái rau má không khó vì rễ bám trên nền đất.

Chế biến: Sau khi thu hái, hãy nhặt bỏ lá vàng, lá sâu và loại bỏ cỏ lạ. Rửa rau má cho sạch đất, cát và thuốc trừ sâu. Rau má có thể dùng để nấu canh, xay sinh tố, sắc thuốc uống. Rau má thường được dùng tươi.

Bảo quản: Sau khi làm sạch rau má, dùng giấy báo để gói rau và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.

4. Thành phần hóa học

Trong cây rau má, có các thành phần hóa học và cũng là thành phần dinh dưỡng sau:

  • Nước;
  • Chất đạm;
  • Chất xơ;
  • Chất đường bột;
  • Canxi;
  • Sắt;
  • Photpho;
  • Vitamin C;
  • Vitamin B1;
  • Vitamin B2;
  • Vitamin PP;
  • Chất đạm.

5. Tính vị

Theo Đông y, rau má có tính hàn, vị cay và đắng.

 
Rau má thường được dùng để nấu canh, xay sinh tố,…

6. Tác dụng dược lý

Rau má mang lại những lợi ích cho sức khỏe con người như sau:

  • Giải nhiệt;
  • Giải độc;
  • Cầm máu;
  • Điều tị ho;
  • Lợi tiểu;
  • Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt;
  • Chữa lành vết thương nhanh;
  • Cải thiện da dẻ;
  • Chữa nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, cảm nắng;
  • Giảm trầm cảm, lo âu, giúp an thần.

Theo Tây y, rau má còn có khả năng điều trị các bệnh như:

  • Nhiễm trùng hô hấp;
  • Bệnh vảy nến;
  • Chứng viêm loét;
  • Giang mai;
  • Cảm lạnh;
  • Động kinh;
  • Viêm gan;
  • Sốt;
  • Hen suyễn;
  • Mất ngủ;
  • Ung thư;
  • Tăng huyết áp;
  • Bệnh trĩ;
  • Xơ cứng bì.

7. Cách dùng và liều dùng

Hãy sơ chế rau má kỹ lưỡng trước khi dùng. Rau má có thể chế biến thành món canh, nước sinh tố giải khát, đắp vết thương,…

Nên dùng rau má ở mức độ vừa phải, không nên làm dụng hoặc dùng với một số lượng lớn. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, chỉ nên dùng 40g rau má/ngày và không nên dùng liên tục quá 1 tháng.

Tiêu thụ rau má quá nhiều có thể gây ra một số tác hại như:

  • Nhức đầu;
  • Mất ý thức thoáng qua;
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: lạnh bụng, tiêu chảy;
  • Làm tăng lượng đường và lượng cholesterol trong máu.
Tiêu thụ quá nhiều rau má sẽ dẫn đến chóng mặt, tiêu chảy,…

8. Bài thuốc

Bài thuốc chữa đau bụng kinh, đau lưng: Rửa sạch cây rau má, phơi khô và tán bột. Pha bột với nước nóng. Mỗi ngày uống 30g vào buổi sáng.

Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính: Nấu 120g – 150g rau má tươi với nước. Uống lúc bụng đói. Kiên trì dùng bài thuốc trong vòng 30 ngày.

Bài thuốc chữa mụn nhọt: Giã nhỏ 50g rau má và 50g lá gấc. Cho thêm muối vào và trộn đều. Đắp hỗn hợp vào chỗ mụn đau rồi băng lại. Thay thuốc 2 lần/ngày. Kiên trì thực hiện đến khi khỏi mụn nhọt.

Bài thuốc chữa lành vết thương do tai nạn: Rửa sạch 180g rau má tươi. Vắt lấy nước cốt rau má, hòa với ít rượu để uống.

Bài thuốc chữa sỏi thận, lợi tiểu: Dùng 240g rau má tươi, nấu nước uống thay trà hàng ngày.

9. Lưu ý

Khi dùng rau má để điều trị bệnh hoặc làm món canh cho bữa cơm, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên lạm dụng rau má vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như: chóng mặt, lạnh bụng, tiêu chảy, tăng lượng đường trong máu,…
  • Nên rửa sạch rau má trước khi dùng để loại bỏ đất cát, vi khuẩn gây hại, thuốc trừ sâu,…
  • Rau má không thích hợp đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan;
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng rau má vì rau má gây xảy thai;
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau má để điều trị bệnh.

Tóm lại, cây rau má là một loại rau, thảo dược và cũng là một vị thuốc dễ tìm, giá rẻ. Rau má có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng và sử dụng quá đà. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa trị từ cây rau má.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: