Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây rau bợ, từ món ăn ngon đến bài thuốc quý

Cao chè vằng nguyên chất

Bạn có biết, chữ “tần tảo” dùng để chỉ đức tính chịu thương chịu khó của người phụ nữ vốn xuất phát từ tên gọi của hai loại cây trong bài ca Thái tần (thuộc Kinh thi, một trong Ngũ kinh của Trung Hoa) với lịch sử ra đời ít nhất là từ thế kỷ V trước công nguyên không?

 

Vu dĩ thái tần

Nam giản chi tân

Vu dĩ thái tảo

Vu bỉ hành lao ”  (1)

(Dịch nghĩa: Đi hái rau tần để dùng – Thì tại bờ khe suối phía Nam này – Đi hái rau bể (rong tảo) để dùng – Thì đi qua chỗ nước ngập bên kia.)

Có thể thấy, từ rất lâu, rau bợ (rau tần) đã được dùng để làm thức ăn. Nhưng không chỉ thế, rau bợ còn là vị thuốc với nhiều công dụng quý.

Về cây rau bợ

Rau bợ, hay còn gọi là rau bợ nước, bạc bợ, cỏ bợ, cỏ chữ điền, rau tần, tần thái, thủy tần, tứ diệp thảo, tứ diệp thái, điền tự thảo, dạ hợp thảo, …

Tên khoa học là Marsilea quadrifolia, thuộc họ Marsileaceae (2)

Rau bợ thuộc dạng thân thảo, nhìn giống cây me đất nhưng phiến lá có 4 thùy, cuống lá dài, vượt lên mặt nước trong khi phần thân và rễ thường ngập trong bùn nước. Cây rau bợ tái sinh bằng bào tử, có mặt khắp nước ta và thường thấy ở những nơi nước cạn, đất ẩm như ruộng lúa, vũng lầy, bờ mương…

Cây rau bợ thường được dùng như rau để ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh. Ca dao còn khen ngợi món canh cua rau bợ như sau:

“Rau bợ mà nấu canh cua

Người chết nửa mùa sống dậy mà ăn”

Công dụng điều trị bệnh của cây rau bợ

  • Các bộ phận của cây rau bợ đều có thể được dùng làm thuốc (dùng tươi hoặc sấy khô). Theo các tác giả quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, rau bợ có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận gan, sáng mắt… và được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh như: viêm thận, phù, sỏi tiết niệu, tiểu ra máu, tiểu đường, suy nhược thần kinh, động kinh, sốt cao, viêm gan, viêm kết mạc, viêm lợi, đinh nhọt, sưng vú, tắc tia sữa, bạch đới, khí hư và rắn độc cắn. Cách dùng rất đơn giản: lấy khoảng 20 đến 30 g rau bợ tươi, rửa sạch, phơi khô, sau đó thái nhỏ rồi sao vàng và sắc lấy nước uống.
  • Đối với trường hợp sưng lở, nổi mẩn do nhiệt, có thể dùng khoảng một nắm rau bợ tươi rồi giã nát, vắt lấy nước bôi lên vùng da bệnh (3)
  • Công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác cũng có bài ca về công dụng của cây rau bợ như sau:

Thủy Tần tục gọi cây rau Bợ

Tính hoạt, cam hàn thường chữa lở.

Lợi tiểu, thoái nhiệt và mát da

Bệnh mà tiêu khát đều dùng chữa” (4)

Một số nghiên cứu về cây rau bợ

  • Thí nghiệm trên chuột cho thấy sử dụng chiết xuất methanolic từ cây rau bợ với liều lượng 300 mg/ kg trọng lượng cơ thể (trong 3 ngày) có tác dụng chống o xy hóa đáng kể, đồng thời giúp hạ đường huyết (lượng đường giảm hơn so với thuốc điều trị tiểu đường được tham chiếu là Metformin (100 mg/ kg)) (5).
  • Bên cạnh đó, chiết xuất methanol từ cây rau bợ cũng cho thấy tiềm năng ức chế AchE (enzyme ngăn cản sự dẫn truyền thần kinh), từ đó giúp kiểm soát bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ) (6).
  • Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất nước và ethanol từ cây rau bợ (trong đó chiết xuất ethanol hiệu quả hơn nước) còn giúp giảm thời gian co giật và mức độ nguy hiểm của cơn động kinh, do đó, cây rau bợ đã được sử dụng như thuốc an thần và chống động kinh ở Ấn Độ (7)

Lưu ý

  • Rau bợ có tính hàn nên những người bị khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng.
  • Khi thu hái cần phân biệt cây rau bợ với cây chua me đất để tránh những tác dụng không mong muốn. Cây chua me đất lá bị xẻ thành 3 thùy nên còn có tên là cây ba chìa hay tam diệp toan còn cây rau bợ có 4 thùy lá chập làm một, nhìn như chữ “điền” (Hán tự:田) nên còn được gọi là tứ diệp thảo, điền tự thảo…
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: