Cây quýt gai là cây gì?
Quýt gai, thuộc họ cam, tên khác là quýt rừng, độc lực, cam trời, mến tên, tửu binh lặc. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở vùng thấp tại hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và hải đảo. Thường gặp ở bờ bụi, gò đống, bờ ruộng, ven đường.
Cây Quýt gai, thuộc họ cam, tên khác là quýt rừng, độc lực, cam trời, mến tên, tửu binh lặc. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở vùng thấp tại hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và hải đảo. Thường gặp ở bờ bụi, gò đống, bờ ruộng, ven đường. Các bộ phận của cây quýt gai như rễ, vỏ, thân, lá, quả có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, không độc, được dùng làm thuốc phổ biến theo kinh nghiệm dân gian với nhiều công dụng tốt.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY QUÝT GAI
Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các loại bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn. Cây mực vó vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận.
Hình cây quýt gai
Tác dụng cây quýt gai
Rễ: thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, rửa sạch, rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ lấy vỏ.
Trị phong thấp, đau xương, đau mình: rễ quýt gai 16g, phối hợp với thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 8g. Tất cả thái nhỏ,phơi khô, ngâm với rượu trong nhiều ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần,mỗi lần 1 chén nhỏ. Có thể nấu thành cao rồi pha rượu mà uống.
Trị ho: rễ quýt gai 20g, vỏ cây dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo Nam 10g. Ba thứ thái mỏng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Tri đinh râu: rễ quýt gai và bã rượu (lượng 2 thứ bằng nhau) giã nhỏ, hơ nóng, đắp hằng ngày.
Trị đau răng, sâu răng: vỏ rễ quýt gai cắt nhỏ, nhai với muối, ngậm trong 5 phút, rồi nhổ nước.
Vỏ, thân: quýt gai, vỏ quả lựu, vỏ quả chuối hột, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g, búp ổi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày. Trị kiết lỵ.
Lá: thu hái khi cần, chỉ lấy lá non và lá bánh tẻ, lá chứa nhiều tinh dầu.
Trị cảm, cúm, nhức đầu: lá quýt gai nấu với những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi dùng xông cho ra mồ hôi.
Trị sưng tấy, ứ huyết: lá quýt gai 40g, lá bạc thau 40g,trộn chung rồi chia thành 2 phần bằng nhau, một phần đem phơi khô, sao vàng sắc uống. Phần còn lại để tươi, giã đắp. Dùng 3 – 4 ngày.
Trị mụn rò lâu ngày có mủ: lá quýt gai 20g, lá chanh 20g, tinh tre 10g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc và băng làm 1 – 2 lần trong ngày.
Trị rắn cắn: lá quýt gai tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít muối và một chén nước đun sôi để nguội, chắt nước uống, dùng bã đắp (trong lúc chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế).
Quả: chỉ dùng quả xanh còn chứa nhiều tinh dầu và chất nhầy.Lấy 8 – 16 quả quýt gai, trộn với một thìa cà phê đường kính hoặc mật ong, ít muối ăn và 5g bồ hóng (loại bồ hóng đốt bằng củi, không dùng thứ đốt bằng than tổ ong hoặc các chất liệu khác). Đem hấp cơm trong 15 phút. Lấy ra, nghiền nát,trộn đều. Uống 2 – 3 lần trong ngày.Thuốc giảm ho, tiêu đờm.
BÀI THUỐC TRỊ BỆNH THẬN
Gồm 4 vị cây quýt gai, cây nổ, cây muối và cây mực tìm đủ 4 loại cây trong bài thuốc của cha chồng gồm: cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ. Chị bẻ cả cành và lá, mỗi cây mỗi thứ một ít đem sao, sấy khô. Sau đó, chị cho vào ấm đất, sắc 6 chén chỉ còn 1 chén cho con uống
Lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư kí Hội dược liệu TP. HCM) cho biết: 4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận rất tốt.
Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các loại bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn.
Cây mực vó vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận. Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí… Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao. Tuy nhiên người bệnh không nên dùng tùy tiện mà cần được lương y tư vấn
Lưu ý : Tùy cơ địa từng người mà hiệu quả tác dụng của thuốc nam hay sẽ khác nhau
Gửi câu hỏi cần giải đáp: