Tên gọi khác: Quế đất, Rau vị, Om sần, Hồi nước, Hồi đất, xá xị.
Tên khoa học: Limnophila rugosa
Họ thực vật: họ Huyền sâm Scrophulariaceae
Cây có nguồn gốc hoang dã, và phân bố chủ yếu ở Châu Á.
Đặc điểm hình thái: Cây quế vị là loại cỏ nằm và đứng, cao đến 40cm. Lóng tròn dài khoảng 10 – 20cm, có lông mịn, và có rễ bất định. Lá to, có thêm ít lông mặt dưới, đáy tà hay tà tròn. Được biết đây là loại rau có vị thơm mát, rất dễ trồng, mọc nhiều ở đồng ruộng, ao hồ. Cây nổi tiếng nhờ khả năng phát triển mạnh và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là hình ảnh cây rau quế vị cho bạn đọc tham khảo.
Công dung của cây quế vị
Rau quế vị tỏa tinh dầu thơm mùi xá xị, khi ăn sống luôn luôn để lại ấn tượng mạnh đối với người dùng qua các món đặc sản như bánh tráng, bánh xèo và một số món cuốn khác. Ngoài ra rau quế vị còn được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các món ngon như ngao hấp quế vị, thịt bò sốt quế vị, tôm cuốn quế vị, cá nướng quế vị,…Ngoài ra, rau quế vị còn thu hái để chiết xuất tinh dầu vì chúng có mùi giống húng quế và hồi.
Quế vị còn là vị thuốc dân gian được sử dụng tại nhiều quốc gia châu Á.
Cụ thể như:
+ Tại Việt Nam, trong Đông y quế vị được xem là thần dược có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, làm ngưng ho và giảm đau, được sử dụng rất nhiều để trị cảm, viêm họng, viêm phế quản, đau dạ dày,…
+ Tại Indonesia, nước sắc từ rau quế vị được dùng để chữa bệnh các bệnh như suy nhược cơ thể, bất lực, trị lậu mủ.
+ Với người Philippines, rau quế vị thì được gọi là Tala, nước rau này được dùng để uống phổ biến như nước trà xanh, là thuốc bổ và lợi tiểu.
+ Ở Thái Lan, nước sắc từ lá quế vị thì dùng để trị ho, long đờm. Hơn nữa còn dùng làm mỹ phẩm và trị các bệnh ngoài da.
+ Còn ở Trung Quốc, cây này có tên gọi là Da – ye shi – long – wei (Đại diệp thạch long vi). Cây chủ yếu được dùng để trị cảm, viêm họng, phổi nóng sinh ho, viêm phế quản, đau dạ dày hay thoa ngoài da giúp trị mụn nhọt triệt để.
+ Tại Ấn Độ, nước cốt ép của quế vị dùng để thoa ngoài da giúp giải nhiệt khi nóng sốt cao cực tốt. Hơn nữa người dân còn trộn với dầu dừa để thoa ngoài da trên các vết sần của bệnh sùi da voi (elephantiasis) để đây lui bệnh. Nước sắt dùng uống trị tiêu chảy, kiết lỵ, đầy bụng, giúp tiêu thực.
+ Thổ dân Odisha (Ấn) đã sử dụng dầu ép từ cây này làm thuốc thoa tóc. Nghiên cứu thực vật học đã chứng minh được quế vị là dược liệu cổ truyền Sugandhabala của dược học Ayurvedic.
Kỹ thuật trồng cây quế vị
1. Cách chọn giống rau và đất trồng rau quế vị
– Rau giống: Rau quế vị được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành. Không khó để kiếm loại rau này tại chợ quê, khi mua về ta dùng dao hay kéo thật bén cắt lấy phần gốc cứng già ( dài khoảng 10 – 15 cm ) để sử dụng làm cành giâm, phần ngọn và lá rau thì được sử dụng để chế biến thức ăn.
– Chọn đất trồng rau quế vị: Rau quế vị rất ưa thích những khu đất có độ ẩm cao như đất dinh dưỡng từ phân trùn quế, tiến hành ghim nhẹ gốc các nhánh rau quế làm giống vào đất dinh dưỡng ở độ sâu khoảng 4 – 5cm. Sau đó tưới nước nhẹ nhàng vừa đủ ẩm. Hạn chế không tưới quá mạnh sẽ làm lay động gốc rau trồng.( Có thể dùng cây que tạo lỗ rồi ghim gốc rau vào để tránh làm hư hại các mô ra rễ)
2. Chọn vị trí đặt chậu cây quế vị
Rau quế vị sinh trưởng tốt nơi có ánh sáng mặt trời vừa phải do vậy cần tránh nắng chiếu gắt vào buổi trưa vì sẽ khiến rau chậm ra lá mới, cành giâm có thể bị khô héo cà có thể không thể ra rễ được.
3. Chăm sóc và tưới rau
Nên tưới rau quế vị thường xuyên khi vừa mới trồng để rau mau thúc đẩy ra rễ mới, sau vài ngày chỉ cần duy trì tưới một lần trong ngày vì đất dinh dưỡng là loại đất giữ ẩm rất tốt.
Sau hai tuần thì từ gốc rau các cành non mọc ra và có xu hướng bò ngang nên phải chọn chậu trồng có kích thước miệng chậu khá rộng.
Rau quế vị trồng tại nhà không sử dụng nhiều phân bón hóa học hay thuốc . Do vậy chỉ cần bón thêm đất dinh dưỡng vào mặt chậu sau mỗi lần cắt thu hoạch rau.
Thăm vườn thường xuyên và phát hiện cỏ dại mọc để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng cho cây.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: