Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây phèn đen giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Cây phèn đen còn được gọi là cây mực, thuộc họ Thầu dầu. Phèn đen được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp như mụn nhọt, nướu chảy máu, trĩ, sưng đau do va chạm,…

Cây phèn đen còn được gọi là cây mực, thuộc họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cây mực, Tạo phan diệp, Nỗ,..

Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir.

Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây phèn đen có chiều cao trung bình từ 2 – 4m. Cành và nhánh có màu xanh hoặc nâu xanh. Lá nguyên mọc so le, hình trái xoan, hình trứng ngược hoặc hình bầu dục. Phiến lá dài khoảng 1.5 – 3cm, rộng khoảng 6 – 12mm, phiến lá rất mỏng, mặt dưới nhạt màu hơn mặt trên. Lá kèm hình tam giác. Hoa mọc ở nách, xếp 2 – 3 hoa hoặc mọc riêng lẻ. Quả có hình cầu, màu đen. Mùa hoa và quả từ tháng 8 – 10 hằng năm.

Phân bố:

Phèn đen là giống cây nhiệt đới, mọc hoang ở bờ bụi ven đường, rừng, ruộng,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ, lá và vỏ của cây phèn đen được sử dụng để làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái rễ vào mùa thu, vỏ thu hái quanh năm. Còn lá thu hái vào mùa xuân – hè.

Chế biến: Đem rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu.

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Rễ phèn đen được dùng để trị viêm ruột kết hạch, viêm thận, viêm gan, viêm ruột và trị lỵ.
  • Lá phèn đen được dùng để trị ỉa chảy, lỵ, sốt, ứ huyết do ngã, phù thũng, huyết nhiệt sinh đinh nhọt. Lá còn được dùng để trị rắn cắn, bị thuốc độc,…
  • Vỏ phèn đen được dùng trị tiểu tiện khó khăn, lên đậu có mủ.

+Theo y học cổ truyền:

  • Rễ có tác dụng tiêu viêm, chỉ tả, thu liễm
  • Lá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, lợi tiểu.
  • Vỏ phèn đen gây chuyển hóa.

Ở Ấn Độ, dịch lá được làm viên với Màng tang và Long não để trị ỉa chảy, răng bị thương,…

6. Tính vị

Vị chát, tính lạnh.

7. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

8. Cách dùng

Dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác.

9. Bài thuốc

Phèn đen được ứng dụng vào các bài thuốc chữa bệnh sau:

  • Bài thuốc trị kiết lỵ: Dùng lá phèn đen tươi, đem giã nát, thêm nước và lọc bã. Thêm mạch nha, cam thảo đất và ý dĩ đã phơi khô. Đem đi tán bột, trộn đều, dùng ½ thìa cà phê uống với nước phèn đen.
  • Bài thuốc trị chảy máu nướu răng: Dùng lá phèn đen khô ngậm, có thể ngâm chung với lá xuyên tiêu và long não.
  • Bài thuốc chữa vết thương: Lấy lá phèn đen đem tán bột, rắc bột lên vết thương cho mau lên da non.
  • Bài thuốc hỗ trợ chữa trĩ: Dùng lá phèn đen, lá trắc bách diệp mỗi thứ 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá đem rửa sạch, sau đó thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Đem sắc với 800ml nước còn lại 200ml. Ngày uống 150ml, lượng thuốc còn lại đem đổ thêm nước đun kỹ và ngâm trĩ 1 – 2 lần/ ngày. Thực hiện bài thuốc từ 5 – 10 ngày.
  • Bài thuốc ngã va đập sưng đau: Dùng lá phèn đen 30g đem giã nát rồi đắp vào vết thương trong khoảng 30 phút. Thực hiện 3 ngày liên tục sẽ thấy hết đau nhức.
  • Bài thuốc trị rắn cắn: Lấy lá phèn đen tươi đem giã, lấy nước uống, dùng bã đắp.
  • Bài thuốc trị nhọt độc mới phát: Dùng lá bèo ván và lá phèn đen giã và đắp lên vùng da bị nhọt.
  • Bài thuốc chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt: Dùng phèn đen và đậu đen sao vàng, mỗi thứ 40g đem sắc với 800ml, còn lại 200ml. Chia thành 3 lần uống, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
  • Bài thuốc chữa lỵ: Dùng rễ phèn đen 20g đem sao vàng hạ thổ sắc với vỏ quả lựu 20g sao vàng. Chia thành 2 lần uống, dùng bài thuốc từ 3 – 7 ngày.

10. Lưu ý

Không tự ý dùng bài thuốc từ cây phèn đen khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ (nhất là phụ nữ mang thai và cho con bú).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: