Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây ngưu tất giúp hỗ trợ và điều trị đau nhức xương khớp hay

Cao chè vằng nguyên chất

Giới thiệu về những đặc điểm của cây ngưu tất

  • Cây ngưu tất có tên khoa học Achyranthes hidentata Blume, thuộc họ Giền Amaranthaceae.
  • Tên gọi khác là hoài ngưu tất.
  • Cây cỏ sống hàng năm, cao khoảng từ 80cm đến 1m.
  • Rễ củ hình trụ, thân có cạnh, phình lên những đốt nên gọi là ngưu tất.
  • Lá mọc đối nhau, hình bầu dục, có cuống ngắn, mép lá hình lượn sóng.
  • Hoa tự mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá.
  • Quả hình bầu dục, có 1 hạt.
  • Bộ phận dùng làm thuốc là rễ.

Phân bố, chế biến và thu hái

Ở nước ta bắt đầu trồng giống cây ngưu tất di thực của Trung Quốc, nó có rễ to hơn loại cỏ xước mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta.

Thu hái vào mùa đông khi thân lá đã khô héo, đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, đem phơi khô hoặc sấy khô, ta được ngưu tất có mùi đặc biệt, vị hơi ngọt, màu vàng tro.

Cách nhận biết cây ngưu tất

Trong dân gian, có một loại cỏ tên là cỏ xước mọc khắp nơi ở nước ta, có hình dạng rất giống ngưu tất vì nó cùng họ, cùng chi, chỉ khác loài nên rất dễ nhầm lẫn.

Cỏ xước thì có quả dạng nang, khi khô thì nứt ra, lá bắc biến đổi thành gai, rễ xơ không nạc như ngưu tất. Người ta còn gọi là ngưu tất nam, nó cũng có tác dụng chống viêm giống như ngưu tất nhưng phải sử dụng với liều lượng cao hơn rất nhiều để hỗ trợ trị đau nhức xương khớp.

Thành phần hóa học và tính vị của cây ngưu tất

Trong rễ ngưu tất có chứa các thành phần như:

  • Saponin toàn phần 4,04% và axit oleanolic 0,096%,
  • Saccharid và Polysaccharid có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch.
  • Betain với hàm lượng 0,93 – 1,029%.
  • Phần trên mặt đất còn có Flavonoid trong đó có Rutin.

Tính vị: Ngưu tất có vị chua, hơi đắng, tính bình không độc.

Công dụng của cây ngưu tất

Nói đến cây ngưu tất khô là phải kể đến công dụng của vị thuốc này, đặc biệt nổi bật nhất là điều trị các bệnh về xương khớp và ngoài ra còn nhiều tác dụng khác nữa mà chúng ta cần tìm hiểu thêm dưới đây.

  • Điều trị viêm khớp, gân cốt bị thương tổn, đau lưng mỏi gối, đầu gối nhức mỏi, sợ lạnh, sống lưng đau.
  • Trị sưng đau họng, đau răng, sưng lợi, miệng lưỡi có vết loét và các mụn nhọt lâu ngày không khỏi.
  • Bổ gan, thận, mạnh gân cốt.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan hệ thống đường tiết niệu, liệt dương, người già đi tiểu són, tiểu ra máu, sỏi.
  • Điều trị tóc bạc sớm.
  • Hỗ trợ điều trị bế kinh, đẻ khó, khi đẻ rau thai không ra, sau khi sinh huyết ứ gây đau bụng, chấn thương tụ máu.
  • Hạ huyết áp, phòng chống xơ vữa động mạch.
  • Lợi tiểu, kích thích sự vận động của tử cung.
  • Ngoài ra dân gian còn dùng ngưu tất điều trị sốt rét lâu ngày không khỏi.

Cách sử dụng ngưu tất hiệu quả

Trong nhân gian ngưu tất được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc, bởi loại thảo dược này có tính bình không độc dễ kết hợp với vị thuốc khác để tạo nên một thang thuốc điều trị bệnh hiệu quả.

  • Dùng độc vị:

Dùng khoảng 40-60gr rễ ngưu tất khô sắc với 500ml nước, đun sôi để nguội uống nhiều lần trong ngày giúp điều trị bại liệt, co giật, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu.

  • Dùng kết hợp:

Điều trị can thận bất túc, đau lưng mỏi gối, chân mềm bất lực, các khớp chân tay co quắp, phong thấp tê đau: Ngưu tất 100g, sinh địa 100g, đậu đen 100g, rượu 35 độ 2000ml, đậu đen rang chín giã dập, cho tất cả vào bình, đậy kín miệng bình. Cho lên bếp, đun sôi nhỏ lửa 15 – 20 phút. Để yên 3 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-30ml.

  • Trị đau chi dưới có tê do thấp nhiệt:

Ngưu tất 12g, thương truật 12g, hoàng bá 8g, các vị nghiền thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối gừng.

  • Điều trị kinh nguyệt không đều:

Ngưu tất 20g, sắc với 0.5 lít nước, sau đó lấy nước, thêm chút rượu pha uống.

  • Trị đau bụng không ra kinh:

Ngưu tất 12g, đương quy 12g, xích thược 12g, đào nhân 12g, diên hồ sách 12g, đơn vì 12g, quế tâm 6g, mộc hương 6g. Các vị tán thành bột, mỗi lần uống 12g, ngày uống 2-3 lần, dùng rượu loãng đun nóng để uống.

  • Trị tiểu gắt, buốt:

Ngưu tất 12g, cù mạch 12g, đương quy 8g, thông thảo, hoạt thạch, đông quỳ tử mỗi vị 12g. Sắc với 1 lít nước uống. Dùng trong ngày.

  • Trị bí tiểu ở người cao tuổi:

Ngưu tất, thục địa, xa tiền tử, hoài sơn mỗi vị 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, sơn thù, phụ tử chế mỗi vị 8g, nhục quế 4g. Sắc với 1.5 lít nước uống trong ngày.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai, kinh nguyệt quá nhiều; nam giới di hoạt tinh, tỳ hư tiết tả không được dùng cây ngưu tất.

 

Mua cây ngưu tất ở đâu chất lượng?

Ngưu tất là một loại thảo dược nhắc đến ai cũng biết, bởi vị thuốc này có khá nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Vì thế cần được sử dụng rộng rãi hơn để mang lại sức khỏe tốt cho con người của chúng ta.

Tại công ty thảo dược Đức Thịnh đang có bán cây ngưu tất có nguồn gốc từ núi rừng với giá cả phải chăng. Người dùng có thể tìm thảo dược tại tất cả các cửa hàng của Thảo dược thuocnam.mws.vn bằng cách đến trực tiếp tại các cửa hàng, chi nhánh trên toàn quốc.

Chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong đưa các sản phẩm thảo dược quý, thảo dược hiếm, thảo dược sạch đến người tiêu dùng, mang lại cho quý khách một sức khỏe tốt nhất.

Đối với khách ở xa, chúng tôi có dịch vụ chuyển phát nhanh COD của viettel, quý vị có thể kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán cho nhân viên bưu điện.

Đổi trả sản phẩm miễn phí nếu không đạt chất lượng.

Với mong muốn được phục vụ quý khách hàng ngày càng chu đáo hơn, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi sự góp ý của quý khách hàng vào bất cứ lúc nào, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết mọi vướng mắc hay chưa hài lòng nào đó của quý khách hàng.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: