Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây ngô đồng loài cây cảnh có độc cực kỳ nguy hiểm (Cay ngo dong)

Cao chè vằng nguyên chất
Cây ngô đồng là một loài cây có độc tính cực cao. Sử dụng vào sẽ gây nôn mửa. Thậm chí dùng với liều cao gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cây ngô đồng còn có tên gọi khác là ngô đồng cảnh, sen lục bình, cây dầu lai có củ (dầu lai lá sen).

Tên khoa học

Jatropha podagrica Hook. Thuộc họ thầu dầu.

Khu vực phân bố

Cây này được trồng khắp nơi để làm cảnh. Ở nước ta rất nhiều gia đình, cơ quan, đơn vị trồng loài cây này.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ và nhựa cây.

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa chất độc curcin. Đặc biệt là quả, hạt chứa lượng chất độc curcin rất lớn. Nếu ăn vào sẽ gây nôn mửa dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tính vị

Cây có tính độc do có chứa độc tố curcin.

* Công dụng của cây ngô đồng

  • Dùng làm thuốc tẩy (Do có khả năng gây nôn)
  • Tác dụng điều trị ghẻ lở
  • Tác dụng điều trị mụn nhọt

Cách dùng, liều dùng

Do cây này có độc rất mạnh nên hiện nay chỉ dùng để bôi ngoài da. Cách dùng như sau:

Điều trị mụn nhọt, ghẻ: Ngắt lấy 1 lá tươi, lấy nhựa cây bôi lên vùng da bị ghẻ, có mụn. Đợi cho vết bôi khô lại bôi đè lên 1 lớp khác. Làm 3-4 lớp như vậy trên 1 lần bôi.

Nếu là mụn bọc lâu ngày, dùng cả lá cây giã nát đắp vào chỗ có mụn. Chú ý không để nhựa dính vào mắt sẽ gây ảnh hưởng tới thị giác, dính quần áo rất khó tẩy rửa.

Lưu ý khi sử dụng

Cây có độ cực mạnh, ăn phải sẽ gây nôn mửa thậm chí tử vong. Đầu năm 2017 đã có trường hợp 9 em học sinh ở Hà Tĩnh không biết đã ăn phải quả cây này phải đi cấp cứu bệnh viện.

Loài cây này được nhiều gia đình trồng làm cảnh. Bởi vậy các bậc cha mẹ nên chú ý trẻ nhỏ, các cháu không biết nên rất dễ ăn nhầm phải loại cây độc bậc nhất này. Do vậy nếu gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng cây này trong nhà.

Hiện nay nhiều trường học, cơ quan đã biết được tác hại của loài cây này nên đã tiến hành phá bỏ, không trồng trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học.

Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook ở phía dưới bạn nhé.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: